Nằm ở núi Mộ Dạ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, đền Cuông là ngôi đền cổ có lịch sử hình thành gắn với một giai thoại lạ về Thục Phán – An Dương Vương, người sáng lập nhà nước Âu Lạc trong lịch sử Việt Nam.Theo đó, vào năm 208 TCN, do mất cảnh giác, Thục An Dương Vương bị Triệu Đà đem quân bất ngờ tấn công, phải rút lui về phương Nam và tuẫn tiết tại Cửa Hiền, phía Bắc chân núi Mộ Dạ. Để tưởng nhớ Ngài, nhân dân vùng Diễn Châu đã lập miếu thờ ở Cửa Hiền.Theo truyền thuyết, sau ngày lập miếu thờ, mỗi khi màn đêm buông xuống lại có những đốm lửa lập lòe trên sườn núi Mộ Dạ. Các bậc cao niên trong vùng luận rằng, đó chính là linh hồn của vua Thục muốn yên ngự trên sườn núi.Từ niềm tin đó, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ và rước linh hồn Ngài về để thờ phụng. Đó chính là câu chuyện lịch sử về đền Cuông – ngôi đền thờ An Dương Vương trên núi Mộ Dạ.Trải qua thăng trầm lịch sử, đền Cuông đã có một thời gian dài bị rơi vào quên lãng. Đến năm 1990 đền được trùng tu một cách quy mô và năm 1995 lễ hội đền Cuông được tổ chức trở lại. Từ đây, lại xuất hiện nhiều lời đồn về sự linh thiêng của ngôi đền.Đúng ngày khai mạc Lễ hội đền Cuông 1995, trong khi mọi người đang ngắm nhìn màn cưỡi ngựa diễu hành của một nông dân, thì bất ngờ một con hạc trắng hạ cánh trên tay người cưỡi ngựa. Giữa sự chứng kiến của hàng ngàn người, con hạc khoe dáng mà không hề tỏ ra sợ hãi.Người ta tin rằng, con hạc trắng chính là hóa thân của Mỵ Châu - con gái An Dương Vương Thục Phán - về tham gia lễ hội cùng mọi người. Sau đó, hạc được rước vào đền, cho đậu ở một nơi trang trọng, có không gian thoáng để người người chiêm ngưỡng.Đúng một ngày sau khi lễ hội kết thúc, hạc cũng chết. Điều này càng khiến dân chúng tin rằng con hạc có mối liên hệ với câu chuyện cổ xưa về tấm lòng trong sạch và cái chết oan khốc của nàng Mỵ Châu.Sau khi tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia, hạc đã được mang ra Hà Nội để nhồi xác và sau đó được đưa vào lồng kính chuyển về trưng bày ở đền Cuông. Ngày nay, con hạc đã trở thành một linh vật, được nhiều người chiêm bái khi ghé thăm ngôi đền.Tại lễ hội đền Cuông 1996, ở bờ biển Cửa Hiền phía sau đền, một con cá voi chết dạt vào bờ, ở nơi được cho là có miếu thờ An Dương Vương khi xưa. Dân chúng lại tin rằng chuyện này ứng nghiệm với truyền thuyết sau khi giết Mỵ Châu, An Dương Vương gieo mình xuống biển Cửa Hiền.Lễ an táng xác cá voi năm ấy có sự tham gia của hàng vạn người với những nghi thức trang trọng nhất. Ngày nay, nhiều du khách về tham quan đền Cuông cũng không quên ghé qua mộ cá voi thắp nén nhang, như để tưởng nhớ đến công ơn của vị vua năm xưa...Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm ở núi Mộ Dạ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, đền Cuông là ngôi đền cổ có lịch sử hình thành gắn với một giai thoại lạ về Thục Phán – An Dương Vương, người sáng lập nhà nước Âu Lạc trong lịch sử Việt Nam.
Theo đó, vào năm 208 TCN, do mất cảnh giác, Thục An Dương Vương bị Triệu Đà đem quân bất ngờ tấn công, phải rút lui về phương Nam và tuẫn tiết tại Cửa Hiền, phía Bắc chân núi Mộ Dạ. Để tưởng nhớ Ngài, nhân dân vùng Diễn Châu đã lập miếu thờ ở Cửa Hiền.
Theo truyền thuyết, sau ngày lập miếu thờ, mỗi khi màn đêm buông xuống lại có những đốm lửa lập lòe trên sườn núi Mộ Dạ. Các bậc cao niên trong vùng luận rằng, đó chính là linh hồn của vua Thục muốn yên ngự trên sườn núi.
Từ niềm tin đó, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ và rước linh hồn Ngài về để thờ phụng. Đó chính là câu chuyện lịch sử về đền Cuông – ngôi đền thờ An Dương Vương trên núi Mộ Dạ.
Trải qua thăng trầm lịch sử, đền Cuông đã có một thời gian dài bị rơi vào quên lãng. Đến năm 1990 đền được trùng tu một cách quy mô và năm 1995 lễ hội đền Cuông được tổ chức trở lại. Từ đây, lại xuất hiện nhiều lời đồn về sự linh thiêng của ngôi đền.
Đúng ngày khai mạc Lễ hội đền Cuông 1995, trong khi mọi người đang ngắm nhìn màn cưỡi ngựa diễu hành của một nông dân, thì bất ngờ một con hạc trắng hạ cánh trên tay người cưỡi ngựa. Giữa sự chứng kiến của hàng ngàn người, con hạc khoe dáng mà không hề tỏ ra sợ hãi.
Người ta tin rằng, con hạc trắng chính là hóa thân của Mỵ Châu - con gái An Dương Vương Thục Phán - về tham gia lễ hội cùng mọi người. Sau đó, hạc được rước vào đền, cho đậu ở một nơi trang trọng, có không gian thoáng để người người chiêm ngưỡng.
Đúng một ngày sau khi lễ hội kết thúc, hạc cũng chết. Điều này càng khiến dân chúng tin rằng con hạc có mối liên hệ với câu chuyện cổ xưa về tấm lòng trong sạch và cái chết oan khốc của nàng Mỵ Châu.
Sau khi tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia, hạc đã được mang ra Hà Nội để nhồi xác và sau đó được đưa vào lồng kính chuyển về trưng bày ở đền Cuông. Ngày nay, con hạc đã trở thành một linh vật, được nhiều người chiêm bái khi ghé thăm ngôi đền.
Tại lễ hội đền Cuông 1996, ở bờ biển Cửa Hiền phía sau đền, một con cá voi chết dạt vào bờ, ở nơi được cho là có miếu thờ An Dương Vương khi xưa. Dân chúng lại tin rằng chuyện này ứng nghiệm với truyền thuyết sau khi giết Mỵ Châu, An Dương Vương gieo mình xuống biển Cửa Hiền.
Lễ an táng xác cá voi năm ấy có sự tham gia của hàng vạn người với những nghi thức trang trọng nhất. Ngày nay, nhiều du khách về tham quan đền Cuông cũng không quên ghé qua mộ cá voi thắp nén nhang, như để tưởng nhớ đến công ơn của vị vua năm xưa...
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.