Thời phong kiến, tội danh gì kể cả hoàng đế cũng không ân xá nổi?

Google News

Khi phạm tội, không chỉ kẻ gây tội chịu trừng phạt mà các thành viên trong gia đình hắn cũng phải chịu cảnh lưu đày.

Trong các triều đại phong kiến của Trung Quốc cổ đại, luật pháp được xây dựng dựa trên ý chí của hoàng đế, hoàng đế có thể ân xá cho bất kỳ tội phạm nào.
Lệnh ân xá được ban khi phạm nhân là những người thân cận bên cạnh hoàng thượng, đại thần hoặc hoàn cảnh của hắn được hoàng đế thông cảm. Ngoài ra, vào dịp đăng cơ của hoàng đế kế nhiệm, sau sinh nhật 15 tuổi của hoàng đế và lễ mừng thọ sau 60 tuổi của hoàng thái hậu thì các phạm nhân cũng có cơ hội được hưởng ân xá.
Song, luật pháp cổ đại của Trung Quốc vẫn có những ngoại lệ nhất định. Một khi ai đó phạm những tội danh cực nặng như phản quốc, giết cha mẹ, "chế tạo người tàn tật"…. không ai có thể ân xá cho hắn, kể cả thiên tử. Trong đó, tội nặng nhất là "chế tạo người tàn tật".
Thoi phong kien, toi danh gi ke ca hoang de cung khong an xa noi?
 Những người tàn tật bị "tạo ra" bởi bọn buôn người dưới thời nhà Thanh. Nguồn: Baidu.
Vào thời cổ đại, hoạt động tội phạm này vô cùng ghê rợn. Một số băng nhóm đã sử dụng các phương pháp vô nhân đạo để buôn bán người rồi hại họ thành người tàn tật nhằm chiếm được lòng thương cảm của thiên hạ hoặc làm công cụ biểu diễn trò tiêu khiển.
Vậy hình phạt cho những kẻ vô nhân tính này là gì? Mỗi thời kỳ, người ta ban hành các đạo luật khác nhau để xử lý tội phạm. Trong "Minh luật" có quy định rõ hình phạt đối với những kẻ này: Một khi phát hiện ra những việc như vậy sẽ bị lăng trì (xẻo thịt cho đến chết) và trừng phạt nghiêm khắc.
Thoi phong kien, toi danh gi ke ca hoang de cung khong an xa noi?-Hinh-2
 Một tên phạm nhân lĩnh án lăng trì. Nguồn: Baidu.
Không chỉ trừng phạt kẻ trực tiếp gây án, mà các thành viên trong gia đình hắn ta cũng phải chịu cảnh lưu đày, dù có biết hành vi phạm pháp của hắn hay không. Toàn bộ tài sản của gia đình phạm nhân sẽ bị tịch thu và dùng để bồi thường cho gia đình nạn nhân.
Có thể thấy, mặc dù luật pháp cổ đại chủ yếu thể hiện ý chí của người cai trị, song về cơ bản, các vị hoàng đế đều đạt được sự đồng thuận về vấn nạn buôn bán người.
Theo Kim Dung/Gia đình và Xã hội

>> xem thêm

Bình luận(0)