Tác phẩm Vang bóng một thời do Tân Dân Hà Nội xuất bản 1940, được coi như tác phẩm đầu tay của Nguyễn Tuân, nhà văn Thạch Lam từng khen hay trên báo Ngày Nay và nổi tiếng ngay sau khi xuất bản.Vang bóng một thời gồm nhiều truyện chia làm hai mảng tàn bạo, phũ phàng rùng rợn và thanh tao nhẹ nhàng thi vị.Ở mảng đề tài thanh tao, nhẹ nhàng, nhà văn Nguyễn Tuân đã làm sống lại những thú vui tao nhã như uống trà, chơi hoa lan, nhai kẹo, thú đánh thơ, thả thơ đầy nho nhã…Thú chơi hoa lan, uống rượu, ngâm thơ, nhai kẹo mạch nha ướp hương lan được tác giả diễn tả tỉ mỉ như một biểu tượng của những cái hay cái đẹp đã vang bóng một thời. Thông qua Vang bóng một thời, người đọc được cái không khí rất riêng mà rất xưa cổ của ngày tết cổ truyền.Ngày ba mươi Tết, những người phụ nữ trong gia đình bận bịu với mớ lá dong và cỗ, lũ con nít vui đùa ngoài sân. Người bõ già và cụ Kép lại rất trịnh trọng và tỉ mỉ trong việc chuẩn bị một bữa rượu đặc biệt, bữa rượu kẹo mạch nha có nhân đá cuội được ủ kín trong những chậu hoa lan thơm ngát. Một thú chơi hết sức độc đáo và tao nhã chỉ còn lại trong quá khứ.Thú làm đèn và chơi đèn kéo quân: Trong Vang bóng một thời, thú làm đèn và chơi đèn kéo quân được tái hiện một cách tài tình. Một nghệ thuật làm đèn để diễn lại những điển xưa tích cũ như mượn tích trong các truyện Tam Quốc, Ðông Chu. Với Nguyễn Tuân, nghệ thuật cầu kỳ phức tạp đầy ý nghĩa này bây giờ chỉ còn để lại cái tiếng vang.Thú thả thơ, đánh thơ: Đây là một trò chơi của tao nhân mặc khách thời trước, lấy hiểu biết về văn chương mà phân định thắng thua, lại có sự hồi hộp ăn thua và tiền bạc kích thích làm gia vị. Thông qua Vang bóng một thời, ngày nay, chúng ta mới có cơ hội hiểu được thú tiêu khiển cổ xưa mang đậm chất bác học, tài hoa và dân tộc của cha ông.Thú vui pha trà, thưởng trà: Ðây cũng là một nghệ thuật công phu mang nhiều cá tính dân tộc. Qua ngòi bút của Nguyễn Tuân, uống trà là cầu kỳ, vô cùng thi vị qua hình ảnh cậu học sinh đi hốt nước trên lá sen, hay đượm vẻ huyền bí thanh đạm qua hình ảnh một cụ đồ nho ngồi bên bếp lửa đun nước pha trà ngâm mấy bài thơ đón khí lành đầu tiên của trời đất.Nhận xét về Vang bóng một thời, nhà phê bình Vương Trí Nhàn nhận xét: Nguyễn Tuân, trong Vang bóng một thời, lại phác hoạ một cách tài hoa nếp sống thanh nhã của người xưa, và cho thấy một đời sống tinh thần vững chãi là cần thiết cho con người đến như thế nào.Trong tác phẩm Nhà văn hiện đại, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đánh giá: Tập truyện đã làm sống lại cả một thời phong kiến đã qua với những nghệ thuật cổ thanh cao, những nếp sống, sinh hoạt xã hội nho phong của một nền văn minh xưa cũ, nó cũng là niềm nuối tiếc của một tâm hồn hoài cổ trước những cái hay, cái đẹp, những nghệ thuật cầu kỳ của một thời đại đã qua, cái thời ấy nay đã chết rồi, chỉ còn để lại một tiếng vang:...Vang bóng một thời.Mời độc giả xem video:Ghé thăm Rungis - chợ đầu mối lớn nhất thế giới. Nguồn: VTV24.
Tác phẩm Vang bóng một thời do Tân Dân Hà Nội xuất bản 1940, được coi như tác phẩm đầu tay của Nguyễn Tuân, nhà văn Thạch Lam từng khen hay trên báo Ngày Nay và nổi tiếng ngay sau khi xuất bản.
Vang bóng một thời gồm nhiều truyện chia làm hai mảng tàn bạo, phũ phàng rùng rợn và thanh tao nhẹ nhàng thi vị.
Ở mảng đề tài thanh tao, nhẹ nhàng, nhà văn Nguyễn Tuân đã làm sống lại những thú vui tao nhã như uống trà, chơi hoa lan, nhai kẹo, thú đánh thơ, thả thơ đầy nho nhã…
Thú chơi hoa lan, uống rượu, ngâm thơ, nhai kẹo mạch nha ướp hương lan được tác giả diễn tả tỉ mỉ như một biểu tượng của những cái hay cái đẹp đã vang bóng một thời. Thông qua Vang bóng một thời, người đọc được cái không khí rất riêng mà rất xưa cổ của ngày tết cổ truyền.
Ngày ba mươi Tết, những người phụ nữ trong gia đình bận bịu với mớ lá dong và cỗ, lũ con nít vui đùa ngoài sân. Người bõ già và cụ Kép lại rất trịnh trọng và tỉ mỉ trong việc chuẩn bị một bữa rượu đặc biệt, bữa rượu kẹo mạch nha có nhân đá cuội được ủ kín trong những chậu hoa lan thơm ngát. Một thú chơi hết sức độc đáo và tao nhã chỉ còn lại trong quá khứ.
Thú làm đèn và chơi đèn kéo quân: Trong Vang bóng một thời, thú làm đèn và chơi đèn kéo quân được tái hiện một cách tài tình. Một nghệ thuật làm đèn để diễn lại những điển xưa tích cũ như mượn tích trong các truyện Tam Quốc, Ðông Chu. Với Nguyễn Tuân, nghệ thuật cầu kỳ phức tạp đầy ý nghĩa này bây giờ chỉ còn để lại cái tiếng vang.
Thú thả thơ, đánh thơ: Đây là một trò chơi của tao nhân mặc khách thời trước, lấy hiểu biết về văn chương mà phân định thắng thua, lại có sự hồi hộp ăn thua và tiền bạc kích thích làm gia vị. Thông qua Vang bóng một thời, ngày nay, chúng ta mới có cơ hội hiểu được thú tiêu khiển cổ xưa mang đậm chất bác học, tài hoa và dân tộc của cha ông.
Thú vui pha trà, thưởng trà: Ðây cũng là một nghệ thuật công phu mang nhiều cá tính dân tộc. Qua ngòi bút của Nguyễn Tuân, uống trà là cầu kỳ, vô cùng thi vị qua hình ảnh cậu học sinh đi hốt nước trên lá sen, hay đượm vẻ huyền bí thanh đạm qua hình ảnh một cụ đồ nho ngồi bên bếp lửa đun nước pha trà ngâm mấy bài thơ đón khí lành đầu tiên của trời đất.
Nhận xét về Vang bóng một thời, nhà phê bình Vương Trí Nhàn nhận xét: Nguyễn Tuân, trong Vang bóng một thời, lại phác hoạ một cách tài hoa nếp sống thanh nhã của người xưa, và cho thấy một đời sống tinh thần vững chãi là cần thiết cho con người đến như thế nào.
Trong tác phẩm Nhà văn hiện đại, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đánh giá: Tập truyện đã làm sống lại cả một thời phong kiến đã qua với những nghệ thuật cổ thanh cao, những nếp sống, sinh hoạt xã hội nho phong của một nền văn minh xưa cũ, nó cũng là niềm nuối tiếc của một tâm hồn hoài cổ trước những cái hay, cái đẹp, những nghệ thuật cầu kỳ của một thời đại đã qua, cái thời ấy nay đã chết rồi, chỉ còn để lại một tiếng vang:...Vang bóng một thời.
Mời độc giả xem video:Ghé thăm Rungis - chợ đầu mối lớn nhất thế giới. Nguồn: VTV24.