Nữ nhân may mắn này là Kỷ thị, con gái của một quan viên vùng Lý Đường trại (nay thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc). Bà mồ côi cha mẹ từ khi còn nhỏ nên được người thân đưa về huyện Hạ nuôi dưỡng (nay là tỉnh Quảng Tây).
Năm Thành Hóa thứ 2, nhà Minh bắt đầu chinh phạt các dân tộc thiểu số ở vùng huyện Hạ, Kỳ thị và nhiều người khác bị bắt làm tù binh rồi được đưa về Tử Cấm Thành. Vào khoảnh khắc vừa bị bắt, Kỷ thị đã nghĩ cuộc đời mình đã chìm vào những ngày đen tối.
Nhưng may mắn thay, quân triều đình khi đó xem xét miễn tội vì bà chỉ là một nữ nhân yếu đuối. Và vì thông minh, lanh lợi lại có dung mạo ưa nhìn, Kỷ thị đã được Hiếu Túc Thái hậu Chu thị giao cho vị trí nữ quan với nhiệm vụ quản lý Nội tàng khố. Mặc dù trong cung có nhiều quy tắc phức tạp nhưng với bà không là vấn đề lớn.
Thế rồi vào một ngày mùa đông lạnh lẽo, Kỷ thị đã rơi vào mắt xanh của Minh Hiến Tông Chu Kiến Tuấn. Khi đó, Hoàng đế đã yêu bà ngay từ cái nhìn đầu tiên và càng say mê hơn khi biết được trí tuệ của bà. Chính vì vậy, Minh Hiến Tông đã sủng hạnh Kỷ thị trong tối đó. Không lâu sau Kỷ thị phát hiện mình đã có thai, đứa bé trai này về sau đã được đặt tên là Chu Hựu Đường.
Tin tức một nữ quan mang thai đã truyền đến tai Van Quý phi Vạn Trinh Nhi, một sủng phi của Minh Hiến Tông. Trước đó, vì sợ bị thất sủng nên Vạn Quý phi thường ra tay sát hại các con trai của Hoàng đế cũng như khiến các phi tần khác không thể sinh con.
Nghe tin Kỷ thị mang thai, Vạn Quý phi liền phái người đến xem xét. Tuy nhiên một cung nữ xót thương cho Kỷ thị nên đã nói dối Kỷ thị bệnh nặng nên bụng phình to ra, chứ không phải đang mang thai. Vạn Quý phi tin lời nên không tiếp tục điều tra.
Sau khi sinh nở, lo lắng con trai sẽ bị ảnh hưởng nên Kỷ thị bí mật giao cho một thái giám nuôi dưỡng. Lúc đó, Minh Hiến Tông không hề biết mình đã có thêm 1 người con trai.
Một thời gian sau, khi thấy Hoàng đế luôn đau buồn vì không có con trai, vị thái giám năm xưa đã tiết lộ sự tồn tại của tiểu Hoàng tử. Minh Hiến Tông vui mừng khôn xiết, ngay lập tức cho người đến rước tiểu Hoàng tử về cung. Hoàng đế vừa gặp con trai kháu khỉnh đã rất hạnh phúc, bèn đặt tên cho con là Chu Hựu Đường. Lúc đó Chu Hựu Đường 5 tuổi.
Tuy nhiên, vừa gặp lại con trai, Kỷ thị đột ngột qua đời vào năm 1475, được Minh Hiến Tông truy phong làm Cung Khác Trang Hy Thục Phi (còn được gọi là Kỷ Thục phi). Có tài liệu ghi rằng, cái chết của Kỷ thị có liên quan đến Vạn Quý phi.
Sau khi Kỷ Thục phi mất, Hoàng tử Chu Hựu Đường được lập thành Thái tử và chuyển đến sống tại hoàng cung của Hiếu Túc Thái hậu Chu thị để đảm bảo an toàn.
Thái tử Chu Hựu Đường 17 tuổi, Minh Hiến Tông qua đời. Thái tử nối ngôi, trở thành Minh Hiếu Tông được người đời khen ngợi. Đất nước thời Minh Hiếu Tông trị vì cực kỳ hưng thịnh, loại bỏ hoàn toàn các quan lại bất tài và lộng quyền.
Vừa lên ngôi, Minh Hiếu Tông đã truy tôn cho mẹ ruột thụy hiệu mới là Hiếu Mục Từ Tuệ Cung Khác Trang Hi Sùng Thiên Thừa Thánh Hoàng hậu.