Thái giám cả đời cô quả trong cung cấm tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng như vậy.
Thái giám là tầng lớp đặc biệt trong cung, hưởng lương bổng cùng phú quý nếu khéo léo biết chiều lòng chủ tử.
Thông thường thái giám sẽ không lấy vợ mà nhận con nuôi. Tuy nhiên, nhiều trường hợp mặc dù mất bản lĩnh nam nhi nhưng thú tính của hoạn quan vẫn còn bởi đó là sinh lý.
Ảnh minh họa.
Thái giám trong cung cứ 3 năm thì kiểm tra lại 1 lần, nhưng một số cung phi khi thích viên thái giám nào đó bèn mang tiền bạc đến chào hỏi để được miễn kiểm tra, đó là một quy tắc ngầm mà ai cũng phải hiểu rõ.
Bởi một vài thái giám nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa xưa không những đã cưới được vợ, mà còn giấu sau đó những câu chuyện mà chúng ta không thể ngờ tới.
Chính sử Trung Quốc lần đầu ghi nhận chuyện thái giám lấy vợ là vào thời kì Hán Thuận Đế.
Hoạn quan Loan Ba từ chức và xin lấy vợ, sau này con của Loan Ba trưởng thành còn giữ chức Vân Trung Thái Thủ (tức quan viên giữ nhiệm vụ trấn áp vùng biên cương).
Không phải thái giám có thể sinh con khi đã bị hoạn, mà tất cả là nhờ sự tuyển chọn thái giám không sát
sao ở thời kỳ hai triều Tần Hán. Và Loan Ba trở thành người may mắn.
Nhân vật thái giám "rởm" Vi Tiểu Bảo có tới 7 bà vợ xinh như tiên nữ.
Thời cổ xưa, việc thái giám ở Trung Quốc lấy vợ còn được gọi là "đối thực". Các thái giám và cung nữ chăm sóc quan tâm lẫn nhau không phải chuyện hiếm gặp, ngoài ra còn có tình trạng luyến ái!
Tuy nhiên đến thời Minh triều, việc này bị cấm hoàn toàn. Hoàng đế Chu Nguyên Chương là một ví dụ điển hình. Sách "Nội giám" có chép rằng: "Thời Minh Thái Tổ (Chu Nguyên Chương). Phàm là thái giám lấy vợ đều phải chịu tội lột da". Ông thậm chí còn đưa ra hình phạt lột da những thái giám nào có quan hệ đồng giới.
Tuy nhiên, nhu cầu mang tính bản năng của con người không phải cứ lột da hay dùng cực hình là có thể ngăn cấm được. Vì thế chuyện "đối thực" giữa thái giám và cung nữ vẫn tồn tại và phát triển rộng rãi.
Dù mối quan hệ tình ái giữa hoạn quan với kỹ nữ hay các cung nữ có phần không hợp nguyên tắc phong kiến, song vẫn được nhiều người đồng tình. Bởi họ là những người có số phận bất hạnh nhất trong xã hội phong kiến, những kẻ làm nô bộc cho đấng bề trên luôn khát khao có được một gia đình hạnh phúc và một người phụ nữ bên cạnh dịu dàng yêu thương. Việc những trái tim cần tình cảm để sưởi ấm đáng thương hơn đáng hận.
Về sau, thấu hiểu sự tình, triều đình lại từng bước buông bỏ lệnh này, các cặp "đối thực" mới bắt đầu tự do công khai.
Tuy nhiên, thái giám lấy vợ nếu không phải thương nhau hết mực thì thực bất hạnh cho cả hai. Không chỉ nhận được ánh mắt dị nghị, những lời dè bỉu chê cười, thái giám và cung nữ không được hưởng tình yêu trọn vẹn khi nhu cầu sinh lý cơ bản không thể đáp ứng lẫn nhau.
Hơn nữa không phải thái giám nào cũng được Hoàng thượng ân chuẩn ban hôn!
Một bộ phận thái giám khác tiêu cực hơn sẽ dị dạng nhân cách, hành hạ người khác giới bằng những thú vui bệnh hoạn để giải tỏa dục vọng, sự tham lam hay nỗi bất mãn của mình với thời cuộc.
Lịch sử Trung Quốc mới chứng kiến sự xuất hiện của Ngụy Trung Hiền - hoạn quan nổi tiếng và quyền lực nhất - kẻ đã lũng đoạn, thao túng triều đình và thảm sát nhiều người vô tội dưới thời Minh triều.