Các hình ảnh này khắc họa chân thực đến mức khốc liệt, đau thương, ám ảnh về Thế chiến thứ hai.
|
Thế chiến thứ hai của Antony Beevor được đánh giá là biên niên sử toàn diện về cuộc xung đột tồi tệ nhất lịch sử nhân loại. Tác phẩm đưa chúng ta vào một đoạn thời gian đẫm máu, khốc liệt và để lại nhiều hệ lụy nhất trong lịch sử thế giới hiện đại, bắt đầu từ cuộc xâm lược Ba Lan của Hitler vào ngày 1/9/1939, đến ngày V-J (Victory over Japan Day), tức ngày 14/8/1945 và hậu quả mà toàn bộ cuộc đại chiến này để lại. Qua những trang sách, Beevor mô tả cuộc xung đột và phạm vi toàn cầu của nó: Ở mọi ngóc ngách trên thế giới, mọi diễn biến, tình hình và nước đi chiến lược của các bên.
|
|
Song hành cùng những trang tư liệu, Thế chiến thứ hai còn được bổ sung 24 bản đồ về các chiến trường và trận đánh, chiến dịch then chốt của cuộc chiến. Đặc biệt phụ lục có khoảng 50 ảnh tư liệu về Thế chiến hai. Dù chưa thể phản ánh trọn vẹn hơn 6 năm của cuộc đại chiến, tuy nhiên các bức ảnh này đã khắc họa chân thực đến mức khốc liệt, đau thương, ám ảnh, nhức nhối về Thế chiến hai. Trong số đó có không ít thảm cảnh trực tiếp mà người dân, từ mọi bên, phải gánh chịu. Trong ảnh là vụ thảm sát Nam Kinh vào tháng 12/1937, lính Nhật tập đâm lê vào tù nhân Trung Quốc ở "các hốc giết chóc". Ảnh: Keystone/Getty.
|
|
Thế chiến thứ hai phơi bày những câu chuyện cụ thể tàn khốc về cuộc đại chiến, dựa trên những gì còn lại mà ta gọi là tư liệu, và cả những chứng nhân mà tác giả tiếp cận được. Trong ảnh là cảnh tàu USS Shaw nổ tung trong trận tấn công của Nhật ở Trân Châu Cảng, ngày 7/12/1941. Ảnh: Getty.
|
|
Một y tá tận tình băng bó cho một lính Xô Viết bị thương. Ảnh: Lưu trữ phim và ảnh tư liệu quốc gia Nga.
|
|
Hamburg sau các cuộc không tập bão lửa cuối tháng 7/1943. Ảnh: Getty.
|
|
Dân chúng dọn dẹp đống đổ nát ở Dresden sau trận bom, tháng 2/1945. Ảnh: Bildarchiv.
|
|
Các dịch vụ y tế trong trận ném bom Berlin. Ảnh: Bundesarchiv.
|
|
Người phụ nữ Philippines được cứu thoát trong trận Intramuros ở Manila. Ảnh: Time&Life/Getty.
|
|
Người Đức bị thương ở Berlin, ngày 2/5/1945. Ảnh: Bảo tàng Berlin-Karlshorts.
|
|
Gian cẩm thạch trong dinh thủ tướng Đức tan hoang. Ảnh: Bảo tàng Berlin - Karlshorst.
|
|
Thế chiến thứ hai là một cuốn sách chân thực và thảm khốc về chiến tranh. Đồng thời cũng là lời đặt vấn đề khẩn thiết nhất cho hòa bình. Ảnh người dân vô gia cư ở Okinawa. Ảnh: Us National Archives and Record Administration.
|
Theo Minh Châu, Thu Huệ/Zing