Lực lượng không quân của Mỹ không phải lúc nào cũng gặp may mắn với việc thiết kế máy bay, một số mẫu máy bay đã khiến Không quân Mỹ phải đối mặt với nhiều thảm họa. Dưới đây là danh sách những máy bay chiến đấu tệ nhất do Mỹ thiết kế và sản xuất trong thế kỷ qua.Đầu tiên là máy bay Brewster Buffalo, được đưa vào hoạt động từ cuối những năm 1930, ban đầu máy bay được thiết kế để có thể hoạt động trên tàu sân bay. Nhưng Buffalo đã bị thiệt hại nặng nề khi đối đầu với Hải quân Nhật Bản trong những ngày đầu của Thế chiến thứ hai.Máy bay bị đánh giá là thiếu sức mạnh, trang bị vũ khí kém, tốc độ bay tương đối chậm và khả năng hoạt động ở độ cao hạn chế, Buffalo đơn giản không phải là đối thủ của những phi công Nhật Bản.Sau vài tháng đầu tiên của cuộc chiến, những chiếc Buffalo còn sống sót đã được cho đi huấn luyện. Buffalo đã hoạt động hiệu quả hơn trong cuộc chiến tranh giữa Phần Lan và Liên Xô, 36 phi công Phần Lan đã trở thành Át chủ bài.Thứ hai là máy bay Vought F7U Cutlass, là một máy bay chiến đấu hoạt động trên tàu sân bay với nhiều cải tiến đáng kể nhưng đã thất bại. Được bay lần đầu tiên vào năm 1948, Cutlass là loại máy bay chiến đấu phản lực hoạt động trong thời gian ngắn bay trên các tàu sân bay của Hải quân Mỹ.Việc thiết kế các máy bay chiến đấu như vậy rất phức tạp và khó khăn, vì đòi hỏi phải bắt kịp sự thay đổi công nghệ nhanh chóng vào đầu kỷ nguyên máy bay phản lực.Là một chiếc máy bay phản lực rộng nhưng có sức mạnh kém với thiết kế, Cutlass bị nhiều chuyên gia quân sự và phi công đánh giá thấp. Một phần tư đơn hàng sản xuất Cutlass đã bị phá hủy do các vụ tai nạn và khiến hàng chục phi công thiệt mạng.Thứ ba là F3H Demon, một máy bay chiến đấu trên tàu sân bay khác trong thời kỳ đầu của dòng máy bay phản lực, McDonnell F3H Demon có thiết kế đơn giản hơn so với F7U Cutlass. Nhưng hạn chế lớn nhất của máy bay là hiệu quả của động cơ, chỉ cung cấp được một nửa lực đẩy so với thiết kế.Tệ hơn nữa, động cơ của F3H lại tỏ ra thất thường và không tin cậy. Trong số 35 chiếc máy bay F3H-1N sử dụng động cơ J40, tám chiếc đã gặp các tai nạn nghiêm trọng. Những máy bay trang bị động cơ J40 phải ngừng bay và tìm kiếm một kiểu động cơ mới.Chưa hết, bên cạnh vấn đề về động cơ không đáng tin cậy là ghế phóng của phi công cũng thường không hoạt động. F3H Demon được thiết kế để hoạt động trong vai trò như một máy bay đánh chặn cận âm, nhưng dòng máy bay này đã được cho nghỉ hưu trước Chiến tranh Việt Nam.Thứ tư là F-102 Delta Dagger, máy bay ra đời để đáp ứng đòi hỏi của giới quân sự Mỹ về một số máy bay đánh chặn phản lực nhanh, có thể đối phó với sự phát triển của lực lượng máy bay ném bom tầm xa Liên Xô trong những năm 1950.F-102 Delta Dagger ban đầu không thể đạt tốc độ siêu thanh và cũng gặp nhiều khó khăn khi hoạt động ở độ cao lớn, đây là một vấn đề lớn đối với máy bay đánh chặn được thiết kế để săn các máy bay ném bom tầm cao của Liên Xô.Sau đó F-102 đã được nâng cấp và tạo ra phiên bản F-106 Delta Dart, một máy bay có khả năng hoạt động tốt hơn nhiều. Tại Việt Nam, Không quân Mỹ đã cố gắng đưa F-102 vào thực hiện vai trò ném bom tầm thấp, nhưng thành công rất hạn chế và sau đó máy bay không bao giờ được sử dụng với vai trò chiến đấu nữa.Cuối cùng là F-104 Starfighter, là một máy bay đánh chặn đã phục vụ trong biên chế một số lực lượng không quân khác nhau từ năm 1958 trở đi. Tại Việt Nam, F-104 không thành công trong vai trò không đối đất và điều nổi bật mà máy bay để lại là tỷ lệ tai nạn của nó.Trong biên chế của Không quân Mỹ, F-104 Starfighter có tỷ lệ tai nạn cao hơn bất kỳ máy bay chiến đấu dòng Century nào khác, nhưng vấn đề còn tồi tệ hơn nhiều đối với Canada và Đức. Các vụ tai nạn có rất nhiều nguyên nhân, nhưng nhìn chung là do diện tích cánh nhỏ. Nguồn ảnh: Pinterest. Pháo đài bay bất khả xâm phạm của Không quân Mỹ rực cháy như một quả cầu lửa trên bầu trời Hà Nội. Nguồn: Ina.
Lực lượng không quân của Mỹ không phải lúc nào cũng gặp may mắn với việc thiết kế máy bay, một số mẫu máy bay đã khiến Không quân Mỹ phải đối mặt với nhiều thảm họa. Dưới đây là danh sách những máy bay chiến đấu tệ nhất do Mỹ thiết kế và sản xuất trong thế kỷ qua.
Đầu tiên là máy bay Brewster Buffalo, được đưa vào hoạt động từ cuối những năm 1930, ban đầu máy bay được thiết kế để có thể hoạt động trên tàu sân bay. Nhưng Buffalo đã bị thiệt hại nặng nề khi đối đầu với Hải quân Nhật Bản trong những ngày đầu của Thế chiến thứ hai.
Máy bay bị đánh giá là thiếu sức mạnh, trang bị vũ khí kém, tốc độ bay tương đối chậm và khả năng hoạt động ở độ cao hạn chế, Buffalo đơn giản không phải là đối thủ của những phi công Nhật Bản.
Sau vài tháng đầu tiên của cuộc chiến, những chiếc Buffalo còn sống sót đã được cho đi huấn luyện. Buffalo đã hoạt động hiệu quả hơn trong cuộc chiến tranh giữa Phần Lan và Liên Xô, 36 phi công Phần Lan đã trở thành Át chủ bài.
Thứ hai là máy bay Vought F7U Cutlass, là một máy bay chiến đấu hoạt động trên tàu sân bay với nhiều cải tiến đáng kể nhưng đã thất bại. Được bay lần đầu tiên vào năm 1948, Cutlass là loại máy bay chiến đấu phản lực hoạt động trong thời gian ngắn bay trên các tàu sân bay của Hải quân Mỹ.
Việc thiết kế các máy bay chiến đấu như vậy rất phức tạp và khó khăn, vì đòi hỏi phải bắt kịp sự thay đổi công nghệ nhanh chóng vào đầu kỷ nguyên máy bay phản lực.
Là một chiếc máy bay phản lực rộng nhưng có sức mạnh kém với thiết kế, Cutlass bị nhiều chuyên gia quân sự và phi công đánh giá thấp. Một phần tư đơn hàng sản xuất Cutlass đã bị phá hủy do các vụ tai nạn và khiến hàng chục phi công thiệt mạng.
Thứ ba là F3H Demon, một máy bay chiến đấu trên tàu sân bay khác trong thời kỳ đầu của dòng máy bay phản lực, McDonnell F3H Demon có thiết kế đơn giản hơn so với F7U Cutlass. Nhưng hạn chế lớn nhất của máy bay là hiệu quả của động cơ, chỉ cung cấp được một nửa lực đẩy so với thiết kế.
Tệ hơn nữa, động cơ của F3H lại tỏ ra thất thường và không tin cậy. Trong số 35 chiếc máy bay F3H-1N sử dụng động cơ J40, tám chiếc đã gặp các tai nạn nghiêm trọng. Những máy bay trang bị động cơ J40 phải ngừng bay và tìm kiếm một kiểu động cơ mới.
Chưa hết, bên cạnh vấn đề về động cơ không đáng tin cậy là ghế phóng của phi công cũng thường không hoạt động. F3H Demon được thiết kế để hoạt động trong vai trò như một máy bay đánh chặn cận âm, nhưng dòng máy bay này đã được cho nghỉ hưu trước Chiến tranh Việt Nam.
Thứ tư là F-102 Delta Dagger, máy bay ra đời để đáp ứng đòi hỏi của giới quân sự Mỹ về một số máy bay đánh chặn phản lực nhanh, có thể đối phó với sự phát triển của lực lượng máy bay ném bom tầm xa Liên Xô trong những năm 1950.
F-102 Delta Dagger ban đầu không thể đạt tốc độ siêu thanh và cũng gặp nhiều khó khăn khi hoạt động ở độ cao lớn, đây là một vấn đề lớn đối với máy bay đánh chặn được thiết kế để săn các máy bay ném bom tầm cao của Liên Xô.
Sau đó F-102 đã được nâng cấp và tạo ra phiên bản F-106 Delta Dart, một máy bay có khả năng hoạt động tốt hơn nhiều. Tại Việt Nam, Không quân Mỹ đã cố gắng đưa F-102 vào thực hiện vai trò ném bom tầm thấp, nhưng thành công rất hạn chế và sau đó máy bay không bao giờ được sử dụng với vai trò chiến đấu nữa.
Cuối cùng là F-104 Starfighter, là một máy bay đánh chặn đã phục vụ trong biên chế một số lực lượng không quân khác nhau từ năm 1958 trở đi. Tại Việt Nam, F-104 không thành công trong vai trò không đối đất và điều nổi bật mà máy bay để lại là tỷ lệ tai nạn của nó.
Trong biên chế của Không quân Mỹ, F-104 Starfighter có tỷ lệ tai nạn cao hơn bất kỳ máy bay chiến đấu dòng Century nào khác, nhưng vấn đề còn tồi tệ hơn nhiều đối với Canada và Đức. Các vụ tai nạn có rất nhiều nguyên nhân, nhưng nhìn chung là do diện tích cánh nhỏ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Pháo đài bay bất khả xâm phạm của Không quân Mỹ rực cháy như một quả cầu lửa trên bầu trời Hà Nội. Nguồn: Ina.