Vào cuối những năm 1930, khi kinh tế Liên Xô bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, lúc này nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin quyết định xây dựng lực lượng hải quân hiện đại, để cạnh tranh với các quốc gia phương Tây. Thiết giáp hạm lớp Sovetsky Soyuz là kế hoạch đầy tham vọng, nhưng chứa đựng nhiều rủi ro.Thiết giáp hạm Soyuz được thiết kế dựa trên lớp tàu Littorio của Ý, tàu có lượng choán nước khoảng 60.000 tấn, mang theo 9 khẩu pháo 406mm và tốc độ tối đa 28 hải lý/ giờ. Với thiết kế như vậy, những thiết giáp hạm lớp Sovetsky Soyuz có thể đủ sức đối đầu với các thiết giáp hạm mạnh nhất trên thế giới.Liên Xô đã đặt đóng 4 trong số 16 thiết giáp hạm Sovetsky Soyuz, dự kiến hoàn thành từ năm 1938 đến năm 1940. Tuy nhiên một chiếc đã bị hủy bỏ vào năm 1940 vì tay nghề kém. Ba chiếc còn lại đã bị đình chỉ khi chiến tranh xảy ra và chỉ một chiếc hoàn thành sau khi Thế chiến II kết thúc.Việc chế tạo những con tàu lớp Sovetsky Soyuz, đòi hỏi sự đầu tư rất lớn từ các nguồn lực của Nhà nước Liên Xô. Nếu việc chế tạo bắt đầu sớm hơn, Liên Xô sẽ lãng phí ngân sách cho ba con tàu thực sự vô dụng này. Chương trình thiết giáp hạm Sovetsky Soyuz bị hủy bỏ, đánh dấu sự thất bại của ngành đóng tàu quân sự Liên Xô.Trên lĩnh vực tàu sân bay, vào đầu thập niên 1980, sau nhiều tranh cãi, Hải quân Liên Xô quyết tâm phát triển một lớp tàu sân bay, đủ sức cạnh tranh với lớp tàu sân bay Nimitz của Mỹ, đó là lớp tàu sân bay Ulyanovsk, có trọng tải hơn 80.000 tấn, sử dụng động cơ hạt nhân.Mặc dù Ulyanovsk vẫn sử dụng đường băng cất cánh kiểu nhảy cầu, nhưng cũng trang bị máy phóng, để phóng máy bay khi cất cánh, khiến nó ít nhiều ngang bằng với các đối thủ cùng thời của Mỹ. Nếu thành công, Hải quân Liên Xô sẽ sở hữu một tàu sân bay, có khả năng thực hiện các hoạt động tấn công tầm xa trên toàn cầu.Tuy nhiên, cũng như rất nhiều hệ thống vũ khí “siêu khủng” của Liên Xô, do Chiến tranh Lạnh đột ngột kết thúc, và sự sụp đổ của Liên Xô, khiến tàu sân bay Ulyanovsk không thể hoàn thành và trở thành phế liệu.Nhưng kể cả Liên Xô không sụp đổ, thì tàu sân bay Ulyanovsk cũng khó trở thành đối thủ cạnh tranh của tàu sân bay Mỹ; vì quy trình khai thác tàu sân bay hết sức phức tạp, mà Hải quân Liên Xô thì chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Bài học về sử dụng tàu sân bay Kuznetsov của Hải quân Nga sau này là minh chứng.Mặc dù Không quân Liên Xô chưa bao giờ nổi tiếng về chế tạo và sử dụng máy bay ném bom chiến lược trong Thế chiến thứ hai, nhưng trong thời kỳ giữa thế chiến, Liên Xô đã thử nghiệm rất nhiều máy bay ném bom tầm xa, bốn động cơ.Khi thế chiến thứ hai bùng nổ, Liên Xô đã sử dụng loại máy bay ném bom chiến lược nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác; mặc dù hầu hết trong số này đều là những chiếc TB-3 cổ.Ngoài ra, Không quân Liên Xô đã thử nghiệm một số dự án thực sự hoành tráng, bao gồm máy bay ném bom hạng nặng K-7, nhưng trong lần bay thử thứ 8, nó đã bị rơi, khiến 14 người trên máy bay thiệt mạng.Liên Xô không ngừng phát triển những máy bay ném bom “siêu khủng” trang bị sáu động cơ trở lên. Khủng nhất là máy bay TB-3/ ANT-20/ TB-6; những máy bay ném bom do Liên Xô thiết kế, đều hy sinh tốc độ và khả năng cơ động cho vũ khí hạng nặng. Họ cho rằng, máy bay ném bom bay theo đội hình, có thể tự vệ trước máy bay đánh chặn của đối phương.Máy bay vận tải ANT-20 có 8 động cơ và có thể chở 72 hành khách, một nguyên mẫu thử nghiệm đã lao xuống một khu phố ở Moscow, khiến 45 người thiệt mạng. ANT-26, một biến thể máy bay ném bom tiềm năng từ ANT-20, trang bị 12 động cơ và tải trọng bom vượt quá 15 tấn, lớn hơn đáng kể so với B-29.Những chiếc ANT-26 khổng lồ, nếu đưa vào sử dụng, sẽ là mục tiêu bắn tập cho những máy bay chiến đấu nhanh nhẹn của Đức. Nhưng không giống như các Đồng minh phương Tây, Liên Xô không mở chiến dịch ném kéo dài và tốn kém; họ cần phải đánh bại quân đội Đức trên mặt đất. Nếu Liên Xô chọn con đường ném bom chiến lược, có thể họ đã thất bại trước Quân đội Đức.Các nhà lãnh đạo Quân đội Liên Xô cũng là những người “cuồng” xe tăng. Vào cuối thập niên 1930, Liên Xô đã dự tính chế tạo xe tăng “siêu nặng”, có trọng lượng gấp 3, thậm chí 4 lần so với xe tăng chiến đấu tiêu chuẩn. Một số thiết kế được trình lên Bộ Tổng tham mưu Liên Xô là T-42, một con quái vật nặng 100 tấn với ba tháp pháo, kíp xe 14-15 người.T-42 chưa bao giờ đến giai đoạn thử nghiệm, nhưng đã được giới quân sự Liên Xô xem xét nghiêm túc. Các dự án khác có phần thực tế hơn bao gồm T-35, T-100, SMK, KV-4 và KV-5.Sau đó chỉ có T-35 được chế thử, loại xe tăng nặng 45 tấn với 5 tháp pháo, được đưa vào sản xuất. Gần như tất cả 61 chiếc T-35 đều bị mất trong giai đoạn mở đầu của Chiến dịch Barbarossa, thường là do lỗi động cơ và bị kíp xe bỏ rơi.Sau thế chiến hai, khi cả Mỹ và Liên Xô bước vào cuộc chạy đua vũ trang “một mất một còn”; khi Mỹ thử nghiệm máy bay ném bom siêu thanh B-70 Valkyrie, thì câu trả lời của Liên Xô là máy bay Sukhoi T-4. T-4 là máy bay ném bom chiến lược, có tốc độ siêu thanh và có khả năng bay ở độ cao lớn; tốc độ tối đa của T-4 đạt Mach 3, trần bay tối đa 21 km. Ngoài nhiệm vụ ném bom, T-4 còn được đề xuất mang hai tên lửa chống hạm Kh-22.Tuy nhiên T-4 đã vượt quá trình độ công nghệ của Liên Xô khi đó, để Liên Xô có thể chuyển sang sản xuất loạt. Cùng khi đó, các hệ thống tên lửa phòng không đất đối không (SAM) đã có những bước phát triển lớn, nên tốc độ của T-4 cũng không đem lại lợi thế cho Liên Xô.Chỉ có khoảng 35 chiếc máy bay ném bom siêu thanh T-4 được chế tạo và sau này loại máy bay ném bom Tu-160 đã nhanh chóng thay thế vai trò của máy bay T-4. Mặc dù cực kỳ tốn kém để duy trì, những chiếc T-4 đã bị loại biên ngay sau sự sụp đổ của Liên Xô và Không quân Nga không đủ lực để duy trì loại máy bay ném bom tốn kém này. Nguồn ảnh: Warhistory. Cận cảnh máy bay ném bom Tu-160 của Liên Xô phá kỷ lục chuyến bay thẳng dài nhất, lâu nhất lịch sử. Nguồn: QPVN.
Vào cuối những năm 1930, khi kinh tế Liên Xô bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, lúc này nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin quyết định xây dựng lực lượng hải quân hiện đại, để cạnh tranh với các quốc gia phương Tây. Thiết giáp hạm lớp Sovetsky Soyuz là kế hoạch đầy tham vọng, nhưng chứa đựng nhiều rủi ro.
Thiết giáp hạm Soyuz được thiết kế dựa trên lớp tàu Littorio của Ý, tàu có lượng choán nước khoảng 60.000 tấn, mang theo 9 khẩu pháo 406mm và tốc độ tối đa 28 hải lý/ giờ. Với thiết kế như vậy, những thiết giáp hạm lớp Sovetsky Soyuz có thể đủ sức đối đầu với các thiết giáp hạm mạnh nhất trên thế giới.
Liên Xô đã đặt đóng 4 trong số 16 thiết giáp hạm Sovetsky Soyuz, dự kiến hoàn thành từ năm 1938 đến năm 1940. Tuy nhiên một chiếc đã bị hủy bỏ vào năm 1940 vì tay nghề kém. Ba chiếc còn lại đã bị đình chỉ khi chiến tranh xảy ra và chỉ một chiếc hoàn thành sau khi Thế chiến II kết thúc.
Việc chế tạo những con tàu lớp Sovetsky Soyuz, đòi hỏi sự đầu tư rất lớn từ các nguồn lực của Nhà nước Liên Xô. Nếu việc chế tạo bắt đầu sớm hơn, Liên Xô sẽ lãng phí ngân sách cho ba con tàu thực sự vô dụng này. Chương trình thiết giáp hạm Sovetsky Soyuz bị hủy bỏ, đánh dấu sự thất bại của ngành đóng tàu quân sự Liên Xô.
Trên lĩnh vực tàu sân bay, vào đầu thập niên 1980, sau nhiều tranh cãi, Hải quân Liên Xô quyết tâm phát triển một lớp tàu sân bay, đủ sức cạnh tranh với lớp tàu sân bay Nimitz của Mỹ, đó là lớp tàu sân bay Ulyanovsk, có trọng tải hơn 80.000 tấn, sử dụng động cơ hạt nhân.
Mặc dù Ulyanovsk vẫn sử dụng đường băng cất cánh kiểu nhảy cầu, nhưng cũng trang bị máy phóng, để phóng máy bay khi cất cánh, khiến nó ít nhiều ngang bằng với các đối thủ cùng thời của Mỹ. Nếu thành công, Hải quân Liên Xô sẽ sở hữu một tàu sân bay, có khả năng thực hiện các hoạt động tấn công tầm xa trên toàn cầu.
Tuy nhiên, cũng như rất nhiều hệ thống vũ khí “siêu khủng” của Liên Xô, do Chiến tranh Lạnh đột ngột kết thúc, và sự sụp đổ của Liên Xô, khiến tàu sân bay Ulyanovsk không thể hoàn thành và trở thành phế liệu.
Nhưng kể cả Liên Xô không sụp đổ, thì tàu sân bay Ulyanovsk cũng khó trở thành đối thủ cạnh tranh của tàu sân bay Mỹ; vì quy trình khai thác tàu sân bay hết sức phức tạp, mà Hải quân Liên Xô thì chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Bài học về sử dụng tàu sân bay Kuznetsov của Hải quân Nga sau này là minh chứng.
Mặc dù Không quân Liên Xô chưa bao giờ nổi tiếng về chế tạo và sử dụng máy bay ném bom chiến lược trong Thế chiến thứ hai, nhưng trong thời kỳ giữa thế chiến, Liên Xô đã thử nghiệm rất nhiều máy bay ném bom tầm xa, bốn động cơ.
Khi thế chiến thứ hai bùng nổ, Liên Xô đã sử dụng loại máy bay ném bom chiến lược nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác; mặc dù hầu hết trong số này đều là những chiếc TB-3 cổ.
Ngoài ra, Không quân Liên Xô đã thử nghiệm một số dự án thực sự hoành tráng, bao gồm máy bay ném bom hạng nặng K-7, nhưng trong lần bay thử thứ 8, nó đã bị rơi, khiến 14 người trên máy bay thiệt mạng.
Liên Xô không ngừng phát triển những máy bay ném bom “siêu khủng” trang bị sáu động cơ trở lên. Khủng nhất là máy bay TB-3/ ANT-20/ TB-6; những máy bay ném bom do Liên Xô thiết kế, đều hy sinh tốc độ và khả năng cơ động cho vũ khí hạng nặng. Họ cho rằng, máy bay ném bom bay theo đội hình, có thể tự vệ trước máy bay đánh chặn của đối phương.
Máy bay vận tải ANT-20 có 8 động cơ và có thể chở 72 hành khách, một nguyên mẫu thử nghiệm đã lao xuống một khu phố ở Moscow, khiến 45 người thiệt mạng. ANT-26, một biến thể máy bay ném bom tiềm năng từ ANT-20, trang bị 12 động cơ và tải trọng bom vượt quá 15 tấn, lớn hơn đáng kể so với B-29.
Những chiếc ANT-26 khổng lồ, nếu đưa vào sử dụng, sẽ là mục tiêu bắn tập cho những máy bay chiến đấu nhanh nhẹn của Đức. Nhưng không giống như các Đồng minh phương Tây, Liên Xô không mở chiến dịch ném kéo dài và tốn kém; họ cần phải đánh bại quân đội Đức trên mặt đất. Nếu Liên Xô chọn con đường ném bom chiến lược, có thể họ đã thất bại trước Quân đội Đức.
Các nhà lãnh đạo Quân đội Liên Xô cũng là những người “cuồng” xe tăng. Vào cuối thập niên 1930, Liên Xô đã dự tính chế tạo xe tăng “siêu nặng”, có trọng lượng gấp 3, thậm chí 4 lần so với xe tăng chiến đấu tiêu chuẩn. Một số thiết kế được trình lên Bộ Tổng tham mưu Liên Xô là T-42, một con quái vật nặng 100 tấn với ba tháp pháo, kíp xe 14-15 người.
T-42 chưa bao giờ đến giai đoạn thử nghiệm, nhưng đã được giới quân sự Liên Xô xem xét nghiêm túc. Các dự án khác có phần thực tế hơn bao gồm T-35, T-100, SMK, KV-4 và KV-5.
Sau đó chỉ có T-35 được chế thử, loại xe tăng nặng 45 tấn với 5 tháp pháo, được đưa vào sản xuất. Gần như tất cả 61 chiếc T-35 đều bị mất trong giai đoạn mở đầu của Chiến dịch Barbarossa, thường là do lỗi động cơ và bị kíp xe bỏ rơi.
Sau thế chiến hai, khi cả Mỹ và Liên Xô bước vào cuộc chạy đua vũ trang “một mất một còn”; khi Mỹ thử nghiệm máy bay ném bom siêu thanh B-70 Valkyrie, thì câu trả lời của Liên Xô là máy bay Sukhoi T-4.
T-4 là máy bay ném bom chiến lược, có tốc độ siêu thanh và có khả năng bay ở độ cao lớn; tốc độ tối đa của T-4 đạt Mach 3, trần bay tối đa 21 km. Ngoài nhiệm vụ ném bom, T-4 còn được đề xuất mang hai tên lửa chống hạm Kh-22.
Tuy nhiên T-4 đã vượt quá trình độ công nghệ của Liên Xô khi đó, để Liên Xô có thể chuyển sang sản xuất loạt. Cùng khi đó, các hệ thống tên lửa phòng không đất đối không (SAM) đã có những bước phát triển lớn, nên tốc độ của T-4 cũng không đem lại lợi thế cho Liên Xô.
Chỉ có khoảng 35 chiếc máy bay ném bom siêu thanh T-4 được chế tạo và sau này loại máy bay ném bom Tu-160 đã nhanh chóng thay thế vai trò của máy bay T-4. Mặc dù cực kỳ tốn kém để duy trì, những chiếc T-4 đã bị loại biên ngay sau sự sụp đổ của Liên Xô và Không quân Nga không đủ lực để duy trì loại máy bay ném bom tốn kém này. Nguồn ảnh: Warhistory.
Cận cảnh máy bay ném bom Tu-160 của Liên Xô phá kỷ lục chuyến bay thẳng dài nhất, lâu nhất lịch sử. Nguồn: QPVN.