Cùng với "Tam quốc diễn nghĩa", "Thủy hử" và "Hồng lâu mộng ", tác phẩm có tuổi đời hơn 500 năm - "Tây du ký" được tôn vinh là một trong "Tứ đại danh tác" của Trung Quốc.
Năm 1986, câu chuyện về thầy trò Đường Tăng được đưa lên màn ảnh nhỏ, bộ phim "Tây du ký" lúc bấy giờ đã tạo nên một hiện tượng khắp Châu Á, trở thành một phần ký ức tuổi thơ không thể thiếu của nhiều người. Cảnh Tôn Ngộ Không vì đại náo thiên cung mà bị Phật Tổ Như Lai nhốt dưới chân núi Ngũ Hành Sơn cũng trở thành kinh điển.
Trên thực tế, tại Trung Quốc không có ngọn núi nào mang tên núi Ngũ Hành, Ngũ Hành Sơn vốn chỉ là địa danh xuất hiện từ tiểu thuyết.
Hậu trường "Tây du ký" (1986).
Song cảnh phim ngọn núi đè nặng lên Tôn Ngộ Không lại được yêu cầu quay ở một ngọn núi thật chứ không phải dàn dựng như nhiều khung cảnh thần tiên ma quái khác. Vậy là đoàn làm phim đã đi khảo sát địa hình ở rất nhiều nơi trong và ngoài nước để tìm cho ra địa danh ăn khớp với Ngũ Hành Sơn, nơi nhốt Tề Thiên Đại Thành.
May mắn thay, đạo diễn Dương Khiết và ekip đã phát hiện ra một hang động nhỏ vừa khít một người chui vào ở Thạch Lâm - một khu rừng đá tại Vân Nam, Trung Quốc.
Với diện tích hơn 400.000 mẫu, Thạch Lâm mang đặc điểm địa hình Karst (địa hình phong hóa đặc trưng của những miền núi đá vôi bị nước chảy xói mòn) được hình thành và phát triển qua hàng tỷ năm với hàng ngàn cột đá khổng lồ. Đây cũng là một địa điểm du lịch vô cùng nổi tiếng của Trung Quốc.
Sau hơn 30 năm bộ phim ra mắt, nơi Ngộ Không bị giam vẫn là điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách. Biết đâu dưới chân ngọn núi này thực sự đã từng có một con khỉ chờ đợi sư phụ của mình trong 500 năm!
Cùng chiêm ngưỡng một vài hình ảnh tại rừng đá Thạch Lâm: