Nằm dưới chân núi Thủy Sơn, động Âm Phủ là hang động lớn nhất trong quần thể hang động ở khu danh thắng Ngũ Hành Sơn của Đà Nẵng. Quanh hang động này có những câu chuyện ly kỳ được người dân trong vùng kể lại cho đến nay.Theo đó, động Âm Phủ đã được biết đến từ thời người Chăm còn định cư trong vùng, nhưng phải đến thế kỷ 19 mới được người Việt khám phá. Đó là khi vua Minh Mạng vi hành ở vùng Ngũ Hành Sơn. Bị lôi cuốn bởi sự bí ấn của một hang động sâu hút, vua cho người vào thám hiểm.Theo lệnh của vua Minh Mạng, 12 binh lính tráng kiện dẻo dai và có kinh nghiệm leo núi cầm đuốc lần lượt chui vào cửa động. Lạ thay, mỗi lần vào là một lần tắt đuốc, như thể có một thế lực vô hình nào không muốn con người đột nhập chốn u tịch này.Một số người lính can đảm tìm cách xuống động mà không cần cầm đuốc, nhưng đều không thể vượt qua được địa hình hiểm trở, bóng tối sâu thẳm cùng cảm giác như đường thở bị bóp nghẹt, phải quay trở ra khi chưa khám phá được ngọn nguồn của động.Một giai thoại còn kể rằng, vua Minh Mạng muốn tìm hiểu động Âm Phủ sâu đến đâu nên đã khắc chữ vào quả bưởi rồi thả xuống hang. Qua hôm sau, có người nhìn thấy quả bưởi nổi trên bãi biển cạnh đó liền nộp cho quan quân.Những bí ẩn không được giải mã khiến bức màn huyền bí bao trùm lên động Âm Phủ cùng một nỗi sợ mơ hồ. Người ta ví von hang động này như lối vào cõi Âm, đồn đại rằng người vô ý lạc vào sẽ mãi mãi không ra khỏi được...Sau các cuộc thám hiểm thất bại dưới thời vua Minh Mạng, động chính thức mang tên Âm Phủ, như sự thừa nhận sự bất lực của con người trước sức mạnh tạo hóa, đồng thời cũng là lời cảnh báo người trần chớ dại mà đặt chân vào một cõi không dành cho mình.Giờ đây, động Âm Phủ vẫn đáng sợ, nhưng là đáng sợ theo một cách khác. Vào những năm 2000, hang động này đã được khảo sát và cải tạo thành một địa điểm tham quan hấp dẫn trong quần thể di tích - danh thắng Ngũ Hành Sơn.Gắn với cái tên Âm Phủ, cảnh trí trong động giờ đây được bài trí theo thế giới quan Phật giáo kết hợp với tín ngưỡng dân gian về cõi Âm, khiến những người yếu bóng vía không khỏi "lạnh người" khi lọt vào chốn mộng ảo này... Mời quý độc giả xem video: Toàn cảnh TP Đà Nẵng nhìn từ trên cao qua ống kính flycam.
Nằm dưới chân núi Thủy Sơn, động Âm Phủ là hang động lớn nhất trong quần thể hang động ở khu danh thắng Ngũ Hành Sơn của Đà Nẵng. Quanh hang động này có những câu chuyện ly kỳ được người dân trong vùng kể lại cho đến nay.
Theo đó, động Âm Phủ đã được biết đến từ thời người Chăm còn định cư trong vùng, nhưng phải đến thế kỷ 19 mới được người Việt khám phá. Đó là khi vua Minh Mạng vi hành ở vùng Ngũ Hành Sơn. Bị lôi cuốn bởi sự bí ấn của một hang động sâu hút, vua cho người vào thám hiểm.
Theo lệnh của vua Minh Mạng, 12 binh lính tráng kiện dẻo dai và có kinh nghiệm leo núi cầm đuốc lần lượt chui vào cửa động. Lạ thay, mỗi lần vào là một lần tắt đuốc, như thể có một thế lực vô hình nào không muốn con người đột nhập chốn u tịch này.
Một số người lính can đảm tìm cách xuống động mà không cần cầm đuốc, nhưng đều không thể vượt qua được địa hình hiểm trở, bóng tối sâu thẳm cùng cảm giác như đường thở bị bóp nghẹt, phải quay trở ra khi chưa khám phá được ngọn nguồn của động.
Một giai thoại còn kể rằng, vua Minh Mạng muốn tìm hiểu động Âm Phủ sâu đến đâu nên đã khắc chữ vào quả bưởi rồi thả xuống hang. Qua hôm sau, có người nhìn thấy quả bưởi nổi trên bãi biển cạnh đó liền nộp cho quan quân.
Những bí ẩn không được giải mã khiến bức màn huyền bí bao trùm lên động Âm Phủ cùng một nỗi sợ mơ hồ. Người ta ví von hang động này như lối vào cõi Âm, đồn đại rằng người vô ý lạc vào sẽ mãi mãi không ra khỏi được...
Sau các cuộc thám hiểm thất bại dưới thời vua Minh Mạng, động chính thức mang tên Âm Phủ, như sự thừa nhận sự bất lực của con người trước sức mạnh tạo hóa, đồng thời cũng là lời cảnh báo người trần chớ dại mà đặt chân vào một cõi không dành cho mình.
Giờ đây, động Âm Phủ vẫn đáng sợ, nhưng là đáng sợ theo một cách khác. Vào những năm 2000, hang động này đã được khảo sát và cải tạo thành một địa điểm tham quan hấp dẫn trong quần thể di tích - danh thắng Ngũ Hành Sơn.
Gắn với cái tên Âm Phủ, cảnh trí trong động giờ đây được bài trí theo thế giới quan Phật giáo kết hợp với tín ngưỡng dân gian về cõi Âm, khiến những người yếu bóng vía không khỏi "lạnh người" khi lọt vào chốn mộng ảo này...
Mời quý độc giả xem video: Toàn cảnh TP Đà Nẵng nhìn từ trên cao qua ống kính flycam.