1. Tại xã Vĩnh Trạch Đông (TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) hiện có một cây xoài cổ thụ đã 300 năm tuổi, được cho là cổ nhất và lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cây xoài này cao chừng 20m, gốc to đến 4, 5 người ôm không xuể, có hàng chục cành to vươn rộng ra xung quanh, phủ bóng mát cả một khoảnh đất rộng chừng 300m2.Theo lời kể của các bậc cao niên địa phương, khoảng đầu thế kỷ 18, khi nhiều người về đây cư trú đã thấy cây xoài to hơn một vòng tay người lớn. Dưới gốc xoài khoảng 10m có một mạch nước ngầm rất dồi dào. Do vậy mà cây có thể sống qua 3 thế kỷ trên một vùng đất nhiễm mặn nằm ngay sát biển.Tương truyền, mỗi mùa trái, cây xoài chỉ ra trái ở một bên cây, qua mùa khác lại ra trái ở phần cành khác trái của cây xoài này không lớn như trái của những giống xoài phổ biến hiện nay và có vị chua cùng mùi thơm khá đặc biệt...Biết thông tin về cây xoài có tuổi thọ 3 thế kỷ tọa lạc tại đây, rất nhiều người dân ở khắp nơi đã đến chiêm ngưỡng cây xoài, đồng thời cầu mong những điều tốt đẹp trong cuộc sống.2. Trong khuôn viên chùa Từ Quang, còn gọi là chùa Đá Trắng ở thôn Cần Lương, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên có một vườn xoài cổ thụ nức tiếng gần xa từ hàng trăm năm qua. Theo các ghi chép của nhà chùa, nhiều cây xoài trong khu vườn này đã có từ trước khi ngôi chùa được xây dựng vào năm 1797, tính đến nay đã trên 200 năm.Những cây xoài chùa Đá Trắng có điểm khác lạ là cho hoa trắng muốt, khi trái chín có màu vàng tươi, vỏ mỏng, vị ngọt thanh, đặc biệt hương thơm dịu nhưng thoảng rất xa. Theo sử sách, vào thời nhà Nguyễn, mỗi năm chùa phải tiến vua từ 1.000 đến 2.000 quả.Những năm mất mùa, quan huyện lệnh cắt cử người trông coi từ khi quả còn non để bảo đảm đủ số xoài cúng tiến. Do được dùng để tiến vua nên giống xoài chùa Đá Trắng còn được gọi là xoài ngự.Tương truyền, vì sự nổi tiếng của giống xoài quý hiếm nên vào thời vua Thành Thái, chùa Đá Trắng đã được ban sắc tứ. Ở tỉnh Phú Yên đã có nhiều câu ca được lưu truyền về đặc sản xoài Đá Trắng như câu: “Cam Xuân Đài, xoài Đá Trắng/ Sắn phường lụa, cua Ô Loan”.3. Tu viện Giác Hải là một thắng cảnh nổi tiếng của huyện Vạn Ninh ở tỉnh Khánh Hòa. Tu viện có một khuôn viên rất rộng với nhiều cây cổ thụ, trong đó có một cây xoài rất đặc biệt. Cây xoài cổ thụ này nằm cạnh lối lên chính điện của tu viện, có tuổi đời ước chừng gần một thế kỷ.Điểm đặc biệt của cây xoài này là có rất nhiều thân. Khó có thể biết được đâu là thân chính của cây. Từ mặt đất, các thân cây vươn lên với các thế uốn lượn đẹp mắt.Dáng cây gợi liên tưởng đến một bầy rồng từ lòng đất bay lên trời xanh. Tán cây rất rộng và xanh tốt, che phủ một khoảng sân rộng lớn. Bề mặt thân cây gân guốc, xù xì, nhuốm màu thời gian.Xung quanh gốc xoài cổ thụ, sư trụ trì của tu viện đã cho xây bệ đá làm nơi nghỉ chân của khách thập phương.
Mời quý độc giả xem video: Đi tìm Tết Việt. Nguồn: VTC14.
1. Tại xã Vĩnh Trạch Đông (TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) hiện có một cây xoài cổ thụ đã 300 năm tuổi, được cho là cổ nhất và lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cây xoài này cao chừng 20m, gốc to đến 4, 5 người ôm không xuể, có hàng chục cành to vươn rộng ra xung quanh, phủ bóng mát cả một khoảnh đất rộng chừng 300m2.
Theo lời kể của các bậc cao niên địa phương, khoảng đầu thế kỷ 18, khi nhiều người về đây cư trú đã thấy cây xoài to hơn một vòng tay người lớn. Dưới gốc xoài khoảng 10m có một mạch nước ngầm rất dồi dào. Do vậy mà cây có thể sống qua 3 thế kỷ trên một vùng đất nhiễm mặn nằm ngay sát biển.
Tương truyền, mỗi mùa trái, cây xoài chỉ ra trái ở một bên cây, qua mùa khác lại ra trái ở phần cành khác trái của cây xoài này không lớn như trái của những giống xoài phổ biến hiện nay và có vị chua cùng mùi thơm khá đặc biệt...
Biết thông tin về cây xoài có tuổi thọ 3 thế kỷ tọa lạc tại đây, rất nhiều người dân ở khắp nơi đã đến chiêm ngưỡng cây xoài, đồng thời cầu mong những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
2. Trong khuôn viên chùa Từ Quang, còn gọi là chùa Đá Trắng ở thôn Cần Lương, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên có một vườn xoài cổ thụ nức tiếng gần xa từ hàng trăm năm qua. Theo các ghi chép của nhà chùa, nhiều cây xoài trong khu vườn này đã có từ trước khi ngôi chùa được xây dựng vào năm 1797, tính đến nay đã trên 200 năm.
Những
cây xoài chùa Đá Trắng có điểm khác lạ là cho hoa trắng muốt, khi trái chín có màu vàng tươi, vỏ mỏng, vị ngọt thanh, đặc biệt hương thơm dịu nhưng thoảng rất xa. Theo sử sách, vào thời nhà Nguyễn, mỗi năm chùa phải tiến vua từ 1.000 đến 2.000 quả.
Những năm mất mùa, quan huyện lệnh cắt cử người trông coi từ khi quả còn non để bảo đảm đủ số xoài cúng tiến. Do được dùng để tiến vua nên giống xoài chùa Đá Trắng còn được gọi là xoài ngự.
Tương truyền, vì sự nổi tiếng của giống xoài quý hiếm nên vào thời vua Thành Thái, chùa Đá Trắng đã được ban sắc tứ. Ở tỉnh Phú Yên đã có nhiều câu ca được lưu truyền về đặc sản xoài Đá Trắng như câu: “Cam Xuân Đài, xoài Đá Trắng/ Sắn phường lụa, cua Ô Loan”.
3. Tu viện Giác Hải là một thắng cảnh nổi tiếng của huyện Vạn Ninh ở tỉnh Khánh Hòa. Tu viện có một khuôn viên rất rộng với nhiều cây cổ thụ, trong đó có một cây xoài rất đặc biệt. Cây xoài cổ thụ này nằm cạnh lối lên chính điện của tu viện, có tuổi đời ước chừng gần một thế kỷ.
Điểm đặc biệt của cây xoài này là có rất nhiều thân. Khó có thể biết được đâu là thân chính của cây. Từ mặt đất, các thân cây vươn lên với các thế uốn lượn đẹp mắt.
Dáng cây gợi liên tưởng đến một bầy rồng từ lòng đất bay lên trời xanh. Tán cây rất rộng và xanh tốt, che phủ một khoảng sân rộng lớn. Bề mặt thân cây gân guốc, xù xì, nhuốm màu thời gian.
Xung quanh gốc xoài cổ thụ, sư trụ trì của tu viện đã cho xây bệ đá làm nơi nghỉ chân của khách thập phương.
Mời quý độc giả xem video: Đi tìm Tết Việt. Nguồn: VTC14.