Trong khuôn viên chùa Từ Quang, còn gọi là chùa Đá Trắng ở thôn Cần Lương, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên có một vườn xoài cổ thụ nức tiếng gần xa từ hàng trăm năm qua.Theo các ghi chép của nhà chùa, nhiều cây xoài trong khu vườn này đã có từ trước khi ngôi chùa được xây dựng vào năm 1797, tính đến nay đã trên 200 năm.Những cây xoài chùa Đá Trắng có điểm khác lạ là cho hoa trắng muốt, khi trái chín có vàng tươi, vỏ mỏng, vị ngọt thanh, đặc biệt hương thơm dịu nhưng thoảng rất xa.Theo sử sách, vào thời nhà Nguyễn, mỗi năm chùa phải tiến vua từ 1.000 đến 2.000 quả. Những năm mất mùa, quan huyện lệnh cắt cử người trông coi từ khi quả còn non để bảo đảm đủ số xoài cúng tiến.Do được dùng đề tiến vua nên giống xoài chùa Đá Trắng còn được gọi là xoài ngự.Tương truyền, vì sự nổi tiếng của giống xoài quý hiếm nên vào thời vua Thành Thái, chùa Đá Trắng đã được ban sắc tứ.Ở tỉnh Phú Yên đã có nhiều câu ca được lưu truyền về đặc sản xoài Đá Trắng như câu: “Cam Xuân Đài, xoài Đá Trắng/ Sắn phường lụa, cua Ô Loan”.Hay câu: “Rủ lên Đá Trắng ăn xoài/ Mua ăn tương ngọt thiên thai thiếu gì”...Không chỉ là một giống cây quý, xoài đá trắng còn là một di sản lịch sử gắn với triều Nguyễn cũng như những câu chuyện bi hùng của cuộc Nam tiến.Ngày nay, chùa Đá Trắng còn khoảng 20 cây xoài cổ nằm rải rác trong khuôn viên, cây lớn nhất nằm cạnh chính điện của chùa.Có một điều đặc biệt là quả xoài Đá Trắng chỉ giữ được hương vị khi được trồng trong khuôn viên chùa Đá Trắng. Chỉ cần đem giống xoài xuống chân núi để trồng là hương vị đã khác, không còn ngon như xoài trồng trên chùa.Theo các bậc cao tăng, có lẽ giống xoài chùa Đá Trắng thích hợp với nguồn nước trong vườn chùa và có khả năng hội tụ được những gì tinh túy nhất ở vùng linh sơn này.Vào năm 2013, quần thể xoài của chùa Đá Trắng đã được công nhận là Cây Di sản của Việt Nam.Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Trong khuôn viên chùa Từ Quang, còn gọi là chùa Đá Trắng ở thôn Cần Lương, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên có một vườn xoài cổ thụ nức tiếng gần xa từ hàng trăm năm qua.
Theo các ghi chép của nhà chùa, nhiều cây xoài trong khu vườn này đã có từ trước khi ngôi chùa được xây dựng vào năm 1797, tính đến nay đã trên 200 năm.
Những cây xoài chùa Đá Trắng có điểm khác lạ là cho hoa trắng muốt, khi trái chín có vàng tươi, vỏ mỏng, vị ngọt thanh, đặc biệt hương thơm dịu nhưng thoảng rất xa.
Theo sử sách, vào thời nhà Nguyễn, mỗi năm chùa phải tiến vua từ 1.000 đến 2.000 quả. Những năm mất mùa, quan huyện lệnh cắt cử người trông coi từ khi quả còn non để bảo đảm đủ số xoài cúng tiến.
Do được dùng đề tiến vua nên giống xoài chùa Đá Trắng còn được gọi là xoài ngự.
Tương truyền, vì sự nổi tiếng của giống xoài quý hiếm nên vào thời vua Thành Thái, chùa Đá Trắng đã được ban sắc tứ.
Ở tỉnh Phú Yên đã có nhiều câu ca được lưu truyền về đặc sản xoài Đá Trắng như câu: “Cam Xuân Đài, xoài Đá Trắng/ Sắn phường lụa, cua Ô Loan”.
Hay câu: “Rủ lên Đá Trắng ăn xoài/ Mua ăn tương ngọt thiên thai thiếu gì”...
Không chỉ là một giống cây quý, xoài đá trắng còn là một di sản lịch sử gắn với triều Nguyễn cũng như những câu chuyện bi hùng của cuộc Nam tiến.
Ngày nay, chùa Đá Trắng còn khoảng 20 cây xoài cổ nằm rải rác trong khuôn viên, cây lớn nhất nằm cạnh chính điện của chùa.
Có một điều đặc biệt là quả xoài Đá Trắng chỉ giữ được hương vị khi được trồng trong khuôn viên chùa Đá Trắng. Chỉ cần đem giống xoài xuống chân núi để trồng là hương vị đã khác, không còn ngon như xoài trồng trên chùa.
Theo các bậc cao tăng, có lẽ giống xoài chùa Đá Trắng thích hợp với nguồn nước trong vườn chùa và có khả năng hội tụ được những gì tinh túy nhất ở vùng linh sơn này.
Vào năm 2013, quần thể xoài của chùa Đá Trắng đã được công nhận là Cây Di sản của Việt Nam.
Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.