Đào tiên, nhân sâm trong Tây Du Ký lấy hình mẫu từ đâu?

Google News

Vào thời điểm đó, có lẽ chúng ta không bao giờ biết được về những sự thật ảo diệu đằng sau của những khung hình đầy mê hoặc của Tây du ký. Điều gây tò mò nhất có lẽ chính là tính xác thực của hình ảnh quả đào tiên khổng lồ và quả nhân sâm mang hình hài đứa trẻ sơ sinh.

Bộ phim Tây du ký được phát sóng năm 1986 có lẽ là bộ phim tuổi thơ của biết bao nhiêu thế hệ người Việt nói riêng và châu Á nói chung. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, có lẽ chúng ta không bao giờ biết được về những sự thật ảo diệu đằng sau những khung hình đầy mê hoặc như thiên cung mờ khói, thần linh đầy biến hóa, yêu tinh ảo diệu, 72 phép thần thông của Tôn Ngộ Không quyền năng… Và đặc biệt nhất, một chi tiết luôn gây tò mò cho khán giả, làm cho mọi người tự hỏi trong đầu "liệu nó có thật hay không", chính là hình ảnh quả đào tiên khổng lồ và quả nhân sâm mang hình hài đứa trẻ sơ sinh, mà trong phim Tôn Ngộ Không cắn ăn ngon lành.
Sự thật về củ nhân sâm có hình hài đứa trẻ, ăn vào bất tử nghìn năm
Dao tien, nhan sam trong Tay Du Ky lay hinh mau tu dau?
 
Theo nguyên tác của tiểu thuyết Tây du ký của tác giả Ngô Thừa Ân thì cây nhân sâm là một cây ăn quả, quả có hình em bé sơ sinh hay bào thai, 3000 năm mới ra hoa, phải đợi thêm 3000 năm sau nữa mới kết quả. Muốn quả chín ăn được lại phải đợi thêm 3.000 năm nữa. Tất nhiên, đó chỉ là hư cấu vì sự thật rằng làm gì có cây nào mà đợi ăn được quả phải chờ 9000 năm, chưa hết, chi tiết ăn vào bất tử thì cũng chỉ là huyễn hoặc cho phù hợp với cốt truyện đầy "vi diệu" của Tây Du Ký.
Vì thế, ngay khi bộ phim được bấm máy, đạo diễn Dương Khiết đã lao tâm khổ tứ để tái hiện lại hình ảnh quả nhân sâm trên phim sao cho chân thật nhất. Cái khó ở đây là làm sao để biến một loại quả không có thật thành loại quả có thật cho các nhân vật Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng có thể cắn ăn ngon lành?
Cuối cùng, khi quay cảnh Tôn Ngộ Không hái trộm củ nhân sâm trên núi Thanh Thành, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, nữ đạo diễn Dương Khiết đã mời một số người trong viện nghệ thuật tỉnh tới giúp sức tìm ra hướng để tạo ra một loại quả như thật, phù hợp với nguyên tác. Và sau một thời gian bàn bạc kỹ lưỡng, mọi người đã quyết định dùng chính củ sắn (củ đậu) tỉnh Tứ Xuyên để tạo ra loại quả nhân sâm mang hình hài em bé.
Dao tien, nhan sam trong Tay Du Ky lay hinh mau tu dau?-Hinh-2
Quả sâm nghìn năm, thực chất được làm từ củ sắn (củ đậu). 
Việc này, đồng nghĩa với chuyện đạo diễn Dương Khiết đã phải huy động một số lượng lớn người tới giúp sức để tạo ra hàng trăm củ nhân sâm bằng cách cẩn thận "điêu khắc" trên thân củ đậu cho ra hình em bé trong tư thế ngồi, rồi phủ phẩm màu cho thêm phần sinh động. Trong phim, nếu để ý kỹ, sau khi Tôn Ngộ Không cắn quả nhân sâm ăn, khán giả có thể thấy phẩm màu dính vào tay Lục Tiểu Linh Đồng.
Còn về phần "diễn viên" cây nhân sâm để có thể gắn số quả kia vào rồi quay phim, đạo diễn Dương Khiết cũng quyết định chọn một cây cổ thụ của nhân vật lịch sử Trương Tòng đời Hán cho trồng với tuổi đời hơn 1.700 năm, chiều cao 6,3m. Cây nằm ngay trong công viên văn hóa Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Bất ngờ hơn là địa điểm đó lại cũng là phần đất có khu mộ phần của cha đẻ đạo diễn Dương Khiết.
Cuối cùng, nhờ sự thông minh của đạo diễn cũng như là giúp sức của rất nhiều người, phân cảnh Tôn Ngộ Không hài trộm quả nhân sâm ngàn năm tuổi, ăn vào là trường sinh bất tử mấy ngàn năm đã thành công tốt đẹp chỉ bằng một cây cổ thụ và loại củ sắn địa phương. Trong phim, phân cảnh này xuất hiện vào tập 9 và đã khiến không ít người cảm thấy thật sự ấn tượng về độ chân thật mà nó mang lại.
Sự thật về vườn đào tiên huyền bí trĩu quả, ăn vào trường sinh bất lão
Tây Du Ký là một bộ phim đòi hỏi kỹ xảo rất nhiều vì trong phim có quá nhiều khung cảnh về thiên cung, hội bàn đào, cung Quảng… mà trong điều kiện hơn 30 năm trước thì thật tình, cả đoàn làm phim do Dương Khiết làm đạo diễn lại không có nhiều kinh phí, vì vậy, cái gì tự làm được thì cả đoàn sẽ cùng nhau làm, dù chỉ là làm thủ công. Trong đó, sản phẩm thủ công được xuất hiện trong phim làm họ tự hào hơn cả, chính là vườn đào tiên và quả đào tiên khổng lồ.
Theo nguyên tác của tác giả Ngô Thừa Ân, quả đào tiên cũng không kém phần vi diệu như củ nhân sâm trên khi mà quả đào ra hoa kết quả cũng mấy ngàn năm, và quả chín thôi cũng mất 9000 năm, tất nhiên, ăn vào thì cũng sẽ trường sinh bất lão. Vì thế, để làm ra quả đào tiên phù hợp với tính chất "thần thánh" trên, đạo diễn Dương Khiết cũng nghĩ quả đào trong phim phải to thật to và vườn đào cũng phải nặng trĩu quả. Chưa kể bà còn yêu cầu phải có cảnh Tôn Ngộ Không cắn quả ăn cho khán giả thích thú.
Nhưng đó chỉ là lý thuyết, chứ việc tìm một vườn đào thật có quả khổng lồ ăn được để quay phim vào thời điểm đó là bất cả thi, chưa kể nếu có thì đoàn cũng không đủ kinh phí để thuê vài ngày quay phim. Thế là cố đạo diễn Dương Khiết đã nghĩ ra một cách là cho người trong đoàn ngày đêm tạo ra quả đào giả cho phù hợp bằng… tre và giấy màu.
Ban đầu, để tạo nên những quả đào này, mọi người trong đoàn phim phải dùng những thanh tre, đan vào nhau để kết khung hình cầu, sau đó là dùng dây thép để cố định lại. Tiếp đến, họ dùng giấy bìa dán phủ bên ngoài, cuối cùng là quét sơn để cho ra màu sắc giống y như một quả đào thật với kích cỡ khổng lồ như những quả đào tiên thường thấy trong những bức họa dân gian.
Chưa hết, để quả đào bóng bẩy thêm sinh động, đạo diễn Dương Khiết đã phải cho người phủ bên ngoài những mô hình giấy và khung tre một hỗn hợp bằng gốm và đồng, sau đó mới sơn màu để khi lên phim, những quả đào giả này sẽ trông "ngon" mắt hơn và chân thật hơn, ánh sáng phản chiếu từ những chất liệu này lại không gây cản trở trong quá trình quay như sáp nến.
Vườn đào tiên khổng lồ quý giá với khói sương phủ đầy thì Dương Khiết cũng nghĩ ra cách tạo nên sao cho ít chi phí nhất bằng cách mua những gốc cây đào thật ở những khu vườn ngoại ô Bắc Kinh, sau đó "trồng" chúng vào studio rồi vặt hết lá (vì quá trình quay mất vài ngày, mà lá đào thật lại dễ héo không thể sử dụng), sau đó cố đạo diễn còn cho người làm lá giả gắn lên. Một phần may mắn nữa là nhớ vào việc những quả đào trên làm theo cách thủ công bằng tre và giấy nên khá nhẹ, vì thế khi gắn chi chít vào thân, cành cây đào thật thì chúng cũng không làm gãy hay sà xuống đất nên khi lên phim rất đẹp mắt, tự nhiên.
Tuy nhiên, cái khó hơn nữa ở phân cảnh đào tiên này là Tôn Ngô Không phải cắn đào ăn thật. Vậy thì làm sao để Lục Tiểu Linh Đồng có thể cắn một quả giả để ăn ngon lành, lại tạo ra âm thanh xoạt xoạt khi nhai để người xem cảm thấy chân thật và thích thú đây? Câu trả lời là, cũng nhờ vào sự tài ba của đội ngũ làm phim, họ đã nghĩ ra cách nhét quả đào thật nhỏ bé hơn vào trong thân quả đào giả, sao đó đánh dấu làm sao chỉ để Lục Tiểu Linh Đồng biết, đến khi quay phim, ông chỉ việc nhắm vào những chỗ có quả thật mà cắn ăn thôi.
Theo Helino

>> xem thêm

Bình luận(0)