Trong thời Chiến tranh Lạnh, Liên Xô bí mật thử nghiệm vũ khí sinh học trên đảo Vozrozhdeniya. Những vụ thử nghiệm đã khiến đảo Vozrozhdeniya trở thành một trong những địa điểm chết chóc nhất thế giới. Bí mật này bị CIA phát giác.Đảo Vozrozhdeniya nằm ở vùng biển nằm giữa Uzbekistan và Kazakhstan. Sở dĩ Liên Xô chọn nơi này vì Vozrozhdeniya nằm cô lập giữa biển, không có tên trên bản đồ nên tránh được những con mắt dòm ngó của phương Tây.Theo đó, sau khi hoàn thành việc xây dựng phòng thí nghiệm vũ khí sinh học, Liên Xô bắt tay vào thực hiện các thí nghiệm trên đảo như: bệnh than, bệnh đậu mùa, bệnh dịch hạch, viêm não ngựa Venezuela...Các nhà khoa học Liên Xô thực hiện những thí nghiệm sinh học trên động vật. Loài khỉ được lựa chọn làm đối tượng thí nghiệm. Do vậy, mỗi năm có khoảng 200 - 300 con khỉ được đưa lên đảo Vozrozhdeniya.Những con khỉ tham gia thí nghiệm vũ khí sinh học thường chết sau vài tuần thử nghiệm. Các vụ thử nghiệm này khiến đảo Vozrozhdeniya ngập tràn các loại hóa chất cực độc cũng như các mầm bệnh nguy hiểm khiến nơi đây trở thành vùng đất hoang vu chết chóc đối với con người cũng như mọi sinh vật.Bí mật về đảo Vozrozhdeniya mà Liên Xô che giấu bị CIA (Mỹ) phát giác vào năm 1962. Thông qua những bức ảnh chụp trên không, CIA biết được Liên Xô thực hiện thí nghiệm vũ khí sinh học trên hòn đảo xa xôi hẻo lánh này.Hậu quả của những vụ thử vũ khí sinh học khiến dư luận bàng hoàng. Cụ thể, vào năm 1972, thi thể hai ngư dân mất tích được phát hiện trên con thuyền trôi dạt gần đảo Vozrozhdeniya. Khi ấy, người ta cho rằng, nạn nhân bị nhiễm dịch hạch.Không lâu sau, người dân địa phương bắt đầu kéo lên hàng loạt mẻ lưới toàn cá chết.Đến tháng 5/1988, 50.000 linh dương Saiga ăn cỏ trên vùng thảo nguyên gần đảo Vozrozhdeniya đồng loạt chết không rõ nguyên nhân.Kể từ đây, những bí mật về hòn đảo Vozrozhdeniya bị rò rỉ gây xôn xao dư luận. Đến những năm 1990, hòn đảo bị Liên Xô bỏ hoang và không có người sinh sống do nơi đây bị ô nhiễm nặng bởi các vụ thả nghiệm mầm bệnh sinh học.
Video: Bảo tàng đồ cũ thời Liên Xô (nguồn: VTC14)
Trong thời Chiến tranh Lạnh, Liên Xô bí mật thử nghiệm vũ khí sinh học trên đảo Vozrozhdeniya. Những vụ thử nghiệm đã khiến đảo Vozrozhdeniya trở thành một trong những địa điểm chết chóc nhất thế giới. Bí mật này bị CIA phát giác.
Đảo Vozrozhdeniya nằm ở vùng biển nằm giữa Uzbekistan và Kazakhstan. Sở dĩ Liên Xô chọn nơi này vì Vozrozhdeniya nằm cô lập giữa biển, không có tên trên bản đồ nên tránh được những con mắt dòm ngó của phương Tây.
Theo đó, sau khi hoàn thành việc xây dựng phòng thí nghiệm vũ khí sinh học, Liên Xô bắt tay vào thực hiện các thí nghiệm trên đảo như: bệnh than, bệnh đậu mùa, bệnh dịch hạch, viêm não ngựa Venezuela...
Các nhà khoa học Liên Xô thực hiện những thí nghiệm sinh học trên động vật. Loài khỉ được lựa chọn làm đối tượng thí nghiệm. Do vậy, mỗi năm có khoảng 200 - 300 con khỉ được đưa lên đảo Vozrozhdeniya.
Những con khỉ tham gia thí nghiệm vũ khí sinh học thường chết sau vài tuần thử nghiệm. Các vụ thử nghiệm này khiến đảo Vozrozhdeniya ngập tràn các loại hóa chất cực độc cũng như các mầm bệnh nguy hiểm khiến nơi đây trở thành vùng đất hoang vu chết chóc đối với con người cũng như mọi sinh vật.
Bí mật về đảo Vozrozhdeniya mà Liên Xô che giấu bị CIA (Mỹ) phát giác vào năm 1962. Thông qua những bức ảnh chụp trên không, CIA biết được Liên Xô thực hiện thí nghiệm vũ khí sinh học trên hòn đảo xa xôi hẻo lánh này.
Hậu quả của những vụ thử vũ khí sinh học khiến dư luận bàng hoàng. Cụ thể, vào năm 1972, thi thể hai ngư dân mất tích được phát hiện trên con thuyền trôi dạt gần đảo Vozrozhdeniya. Khi ấy, người ta cho rằng, nạn nhân bị nhiễm dịch hạch.
Không lâu sau, người dân địa phương bắt đầu kéo lên hàng loạt mẻ lưới toàn cá chết.
Đến tháng 5/1988, 50.000 linh dương Saiga ăn cỏ trên vùng thảo nguyên gần đảo Vozrozhdeniya đồng loạt chết không rõ nguyên nhân.
Kể từ đây, những bí mật về hòn đảo Vozrozhdeniya bị rò rỉ gây xôn xao dư luận. Đến những năm 1990, hòn đảo bị Liên Xô bỏ hoang và không có người sinh sống do nơi đây bị ô nhiễm nặng bởi các vụ thả nghiệm mầm bệnh sinh học.
Video: Bảo tàng đồ cũ thời Liên Xô (nguồn: VTC14)