1. Nằm ở xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, thành Hoàng Đế có tiền thân là thành Đồ Bàn của người Chăm, sau này trở thành kinh đô của triều Tây Sơn rồi được triều Nguyễn tiếp quản. Tòa thành này cùng là nơi an nghỉ của tướng Võ Tánh, một vị tướng nổi tiếng của nhà Nguyễn.Khu lăng mộ tướng Võ Tánh nằm giữa thành, có khuôn viên rộng với tường bao quanh. Bờ tường mặt trước có bình phong dạng cuốn thư ở chính giữa, hai bên có hai lối vào.Phía sau cửa lăng có một nền sân hình chữ nhật, trên phủ cát, là nền móng một công trình cũ trong thành. Cuối sân có lối đi dẫn đến tòa lầu bát giác - là nơi thờ tướng Võ Tánh và Ngô Tùng Châu, vị công thần đã tử thủ ở Bình Định cùng tướng Võ Tánh năm xưa.Sau lầu bát giác có một lối đi dẫn đến khu mộ. Đầu khu mộ có một hương án lớn. Sau hương án là mộ phần tướng Võ Tánh. Mộ có hình tròn nằm trên ba bậc nền chữ nhật. Trên mộ có đắp biểu tượng một con dơi.Theo sử sách, Võ Tánh (1768 - 1801) là vị tướng có công giúp chúa Nguyễn Ánh chống nhà Tây Sơn, được xếp cùng với Đỗ Thanh Nhơn và Châu Văn Tiếp là "Gia Định tam hùng". Ông tử trận trong cuộc chiến với quân Tây Sơn trước khi nhà Nguyễn chính thức thành lập.2. Cạnh Ghềnh Ráng - danh thắng nổi tiếng của thành phố biển Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) có một ngọn đồi mang cái tên rất thơ mộng: Đồi Thi Nhân. Từ chân đồi có một lối đi trên những bậc thang đá dẫn tới đỉnh đồi, nơi đặt một ngôi mộ đặc biệt: Mộ của thi sĩ Hàn Mặc Tử.Mộ của nhà thơ có một địa thế rất đẹp: Nằm dựa lưng vào núi, nhìn bao quát cả dải bờ biển Quy Nhơn chạy dài trước mặt, hút trọn tầm mắt một phần thành phố Quy Nhơn.Mộ rộng chừng dăm thước vuông, ốp đá hoa cương, xung quanh là vườn hoa và những tàn cây xanh mát. Phía trên đầu mộ là tượng Đức Mẹ Maria hiền từ nhìn xuống.Bia mộ không nhắc đến sự nghiệp thi ca của Hàn Mặc Tử mà chỉ ghi những dòng chữ khiêm nhường: “Đây an nghỉ trong tay Mẹ Maria: Hàn Mặc Tử, tức Phêrô Phanxicô Nguyễn Trọng Trí”.Trong các nhà thơ nổi tiếng Việt Nam, Hàn Mặc Tử (1912 - 1940) là người có số phận bi kịch khó ai sánh bằng. Giữa lúc sự nghiệp đang đạt đến đỉnh cao, ông đã bị mắc bệnh cùi và phải sống tại trại phong Quy Hòa ở Quy Nhơn. Ông ra đi ở tuổi 28 trong sự đau buồn của những người yêu thơ.3. Nằm ở huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, chùa Thập Tháp Di Đà hay chùa Thập Tháp là một trong những ngôi tổ đình danh tiếng vào bậc nhất ở miền Trung. Chùa có khu vườn tháp cổ với 24 bảo tháp lớn nhỏ mang hình thái kiến trúc phong phú.Kết cấu các tháp mộ ở chùa Thập Tháp có nhiều nét tương đồng với tháp mộ ở chùa Thiên Ấn, nhưng cách thức xây dựng, trang trí có phần tinh xảo hơn.Nhiều tháp mộ ở nơi đây có niên đại từ thế kỷ 19, số còn lại được xây dựng trong thế kỷ 20.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
1. Nằm ở xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, thành Hoàng Đế có tiền thân là thành Đồ Bàn của người Chăm, sau này trở thành kinh đô của triều Tây Sơn rồi được triều Nguyễn tiếp quản. Tòa thành này cùng là nơi an nghỉ của tướng Võ Tánh, một vị tướng nổi tiếng của nhà Nguyễn.
Khu lăng mộ tướng Võ Tánh nằm giữa thành, có khuôn viên rộng với tường bao quanh. Bờ tường mặt trước có bình phong dạng cuốn thư ở chính giữa, hai bên có hai lối vào.
Phía sau cửa lăng có một nền sân hình chữ nhật, trên phủ cát, là nền móng một công trình cũ trong thành. Cuối sân có lối đi dẫn đến tòa lầu bát giác - là nơi thờ tướng Võ Tánh và Ngô Tùng Châu, vị công thần đã tử thủ ở Bình Định cùng tướng Võ Tánh năm xưa.
Sau lầu bát giác có một lối đi dẫn đến khu mộ. Đầu khu mộ có một hương án lớn. Sau hương án là mộ phần tướng Võ Tánh. Mộ có hình tròn nằm trên ba bậc nền chữ nhật. Trên mộ có đắp biểu tượng một con dơi.
Theo sử sách, Võ Tánh (1768 - 1801) là vị tướng có công giúp chúa Nguyễn Ánh chống nhà Tây Sơn, được xếp cùng với Đỗ Thanh Nhơn và Châu Văn Tiếp là "Gia Định tam hùng". Ông tử trận trong cuộc chiến với quân Tây Sơn trước khi nhà Nguyễn chính thức thành lập.
2. Cạnh Ghềnh Ráng - danh thắng nổi tiếng của thành phố biển Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) có một ngọn đồi mang cái tên rất thơ mộng: Đồi Thi Nhân. Từ chân đồi có một lối đi trên những bậc thang đá dẫn tới đỉnh đồi, nơi đặt một ngôi mộ đặc biệt: Mộ của thi sĩ Hàn Mặc Tử.
Mộ của nhà thơ có một địa thế rất đẹp: Nằm dựa lưng vào núi, nhìn bao quát cả dải bờ biển Quy Nhơn chạy dài trước mặt, hút trọn tầm mắt một phần thành phố Quy Nhơn.
Mộ rộng chừng dăm thước vuông, ốp đá hoa cương, xung quanh là vườn hoa và những tàn cây xanh mát. Phía trên đầu mộ là tượng Đức Mẹ Maria hiền từ nhìn xuống.
Bia mộ không nhắc đến sự nghiệp thi ca của Hàn Mặc Tử mà chỉ ghi những dòng chữ khiêm nhường: “Đây an nghỉ trong tay Mẹ Maria: Hàn Mặc Tử, tức Phêrô Phanxicô Nguyễn Trọng Trí”.
Trong các nhà thơ nổi tiếng Việt Nam, Hàn Mặc Tử (1912 - 1940) là người có số phận bi kịch khó ai sánh bằng. Giữa lúc sự nghiệp đang đạt đến đỉnh cao, ông đã bị mắc bệnh cùi và phải sống tại trại phong Quy Hòa ở Quy Nhơn. Ông ra đi ở tuổi 28 trong sự đau buồn của những người yêu thơ.
3. Nằm ở huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, chùa Thập Tháp Di Đà hay chùa Thập Tháp là một trong những ngôi tổ đình danh tiếng vào bậc nhất ở miền Trung. Chùa có khu vườn tháp cổ với 24 bảo tháp lớn nhỏ mang hình thái kiến trúc phong phú.
Kết cấu các tháp mộ ở chùa Thập Tháp có nhiều nét tương đồng với tháp mộ ở chùa Thiên Ấn, nhưng cách thức xây dựng, trang trí có phần tinh xảo hơn.
Nhiều tháp mộ ở nơi đây có niên đại từ thế kỷ 19, số còn lại được xây dựng trong thế kỷ 20.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.