Nhạn qua để tiếng
Tiết Đào là nữ một ca kỹ, thi sỹ đời Đường, tự Hồng Độ, người Trường An (Tây An, Thiểm Tây ngày nay). Cha Tiết Đào là Tiết Vân, làm quan đất Thục, sau khi chết, vợ con lưu lạc cư ngụ ở Thục. Thời thơ ấu theo cha trú ngụ ở Thành Đô, 8, 9 tuổi biết làm thơ, cha mất sớm, mẹ ở góa, hai mẹ con nương tựa nhau mà sống, cuộc sống cực kỳ túng quẫn, năm 16 tuổi bị rớt xuống lạc tịch (tầng lớp tiện dân), sau khi thoát khỏi lạc tịch, cả đời không lấy chồng. Cuối cùng định cư ở Hoán Hoa Khê.
|
Tiết Đào là một trong những ca kỹ lừng danh nhất của Trung Hoa cổ đại. |
Tiết Đào (768 – 831), tự Hồng Độ, lại có tự Hoành Độ, người Trường An, là nữ thi nhân thời nhà Đường, thường được gọi là Nữ Hiệu Thư. Ảnh dẫn theo wikipedia.org
Tiết Đào tư dung diễm lệ, tính nhanh nhẹn thông tuệ, 8 tuổi biết làm thơ, thông hiểu âm luật, giỏi biện luận trí tuệ, chuyên thơ phú, đa tài đa nghệ, danh tiếng khuynh động một thời, là nữ thi nhân nổi danh đương thời. Từng ở Hoán Hoa Khê, làm các giấy hoa tiên màu hồng viết thơ, người đời sau bắt chước làm theo, gọi là giấy “Tiết Đào tiên”. Công viên Vọng Giang Lâu ở Thành Đô ngày nay có mộ Tiết Đào.
Tiết Đào có giao lưu ca xướng với các thi nhân nổi tiếng đương thời như Nguyên Chẩn, Bạch Cư Dị, Trương Tịch, Vương Kiến, Lưu Vũ Tích, Đỗ Mục, Trương Hỗ v.v… Những năm cuối đời thích làm trang phục nữ đạo sỹ, xây dựng Ngâm Thi Lâu ở Bích Kê Phường, sống những ngày cuối đời trong thanh tĩnh. Vương Kiến trong “Ký Thục trung Tiết Đào hiệu thư” có viết:
Thơ Tiết Đào, sở trường ngôn từ thanh tú câu thơ mỹ lệ, còn có các tác phẩm hiện thực quan hoài có tư tưởng sâu sắc. Phụ nữ thời cổ đại, đặc biệt là những phụ nữ tầng lớp như bà thì thật hiếm có.
Tiết Đào sinh ra phải thời loạn, có cha là viên tiểu lại tên họ Tiết Vân, từ nhỏ, Tiết Đào đã sớm bộc lộ khả năng thơ phú bẩm sinh. Tương truyền, thời nhỏ, Tiết Vân dắt Tiết Đào đi chơi, nhìn vào trong vườn nhà liền ngẫu hứng buông lời thơ, khiến người người thán phục.
Tuổi trẻ gian nan
Năm 14 tuổi, người cha qua đời, bà phải dựa vào sắc đẹp, tài thơ văn và âm luật bẩm sinh của mình để hầu rượu, đọc thơ, gảy đàn mua vui. Không lâu sau, bà đã là một ca kỹ cao cấp nổi danh Thành Đô, mệnh danh là một thi kỹ.
Thời Đường Đức Tông, triều đình mời Trung thư lệnh Vĩ Cao làm Tiết độ sứ Kiếm Nam, thống lược Tây Nam. Vĩ Cao là một quan viên nho nhã cũng có tài thơ văn, ông nghe nói về tài năng xuất chúng của Tiết Đào mà còn là hậu nhân của quan chức triều đình, liền phá lệ mời bà dùng thân phận nhạc kỹ đến Soái Phủ đãi yến phú thi, Tiết Đào trở thành Doanh Kỹ nổi tiếng ở Thành Đô (Nhạc kỹ chính thường được mời đến các cuộc vui chơi của võ quan trấn thủ các nơi).
|
Tiết Đào để lại cho hậu thế một kho tàng thơ vô cùng quý giá. |
Sau 1 năm, Vĩ Cao mến tài Tiết Đào, chuẩn bị tấu xin triều đình để Tiết Đào đảm nhiệm quan chức Hiệu Thư Lang, tuy chưa kịp thực hiện nhưng danh hiệu Nữ Hiệu Thư đã không kính mà đến, đồng thời Tiết Đào cũng được gọi là Phụ Mi Tài Tử. Về sau, Vĩ Cao vì trấn thủ biên cương có công nên được phong làm Nam Khang Quận Vương, rời khỏi Thành Đô. Lý Đức Dụ tiếp nhiệm Kiếm Nam Tiết Độ Sứ cũng rất ngưỡng mộ tài năng của Tiết Đào. Trong suốt cuộc đời của Tiết Đào, Kiếm Nam Tiết Độ Sứ tổng cộng có 11 người thay phiên đảm nhiệm, người nào cũng vô cùng thanh lãi và kính trọng bà, địa vị của bà đã vượt xa một tuyệt sắc hồng kỹ tầm thường.
Mối tình duy nhất
Khi đã 42 tuổi, Tiết Đào gặp Giám sát Ngự sử Nguyễn Chẩn. Nguyễn Chẩn mới 31 tuổi, kém bà 11 tuổi nhưng vì bẩm sinh đã có khuôn mặt hoa da phấn, thêm vào đó lại thạo việc hóa trang và ăn mặc nên dáng điệu yêu kiều vẫn không hề thua kém mỹ nhân năm nào. Bằng vẻ lịch thiệp và sự tài năng trác tuyệt của mình, Tiết Đào đã khiến Nguyễn Chẩn rơi vào cạm bẫy màu hồng.
Hai con tim đồng cảm ấy rung động với hai tấm chân tình từ hai phía. Họ đã trải qua một năm ngọt ngào và gắn bó. Thế nhưng, Nguyễn Chẩn sau khi về kinh thành lại phụ bạc, đắm say nồng nàn với bà Lưu Thái Xuân xinh đẹp trẻ trung. Tiết Đào vẫn ngày đêm mong ngóng nhưng kết quả chỉ là vô vọng.
Giấy hoa tùng
Khi ở Hoãn Hoa khê, bà chế tạo một thứ giấy hoa thông, và một thứ giấy màu đỏ thẫm có vẽ năm sắc rất đẹp, gọi là Tiết Đào tiên. Lúc vãn niên, ở phường Bích Kê, bà dựng lầu Ngâm Thi. Khi mất, được Đoàn Văn Xương (tức là danh sĩ đã làm bài bia Bình Hoài Tây thứ hai, sau khi bài của Hàn Dũ bị mài bỏ) soạn mộ chí. Bà mất năm Thái Hòa thư năm đời Đường Văn Tông, hưởng thọ 65 tuổi.