Một nghiên cứu mới đây của các chuyên gia chỉ ra tảng đá chạm khắc hình giống mai rùa được tìm thấy trong một hang động có tên Manot ở Israel có thể là bằng chứng lâu đời nhất về các nghi lễ tại quốc gia này.Theo các chuyên gia, các rãnh được khắc trên tảng đá khá giống mai rùa. Đồng tác giả nghiên cứu Israel Hershkovitz, nhà nhân chủng học vật lý tại Đại học Tel Aviv, cho biết mặc dù chưa biết hình vẽ chạm khắc trên đá có ý nghĩa gì nhưng có thể thấy đây là biểu tượng thống nhất cổ xưa.Trong trường hợp đó, nhà nghiên cứu Hershkovitz cho rằng có thể các phần của vỏ, được gọi là "scutes", đại diện cho những nhóm người đặc biệt đã hòa nhập vào xã hội cổ đại.Ông Hershkovitz đã chỉ đạo cuộc khai quật hang động - nơi tìm thấy tảng đá chạm khắc hình giống mai rùa từ năm 2010. Trước đó, hang Manot được các công nhân xây dựng tình cờ phát hiện vào năm 2008.Mãi tới năm 2013, nhóm của ông Hershkovitz mới tìm thấy tảng đá chạm khắc hình giống mai rùa ở sâu bên trong hang động."Đó là khám phá bất ngờ bởi vì chúng tôi tập trung gần lối vào, nơi có nhiều ánh sáng hơn và có người sinh sống. Bên sâu trong hang rất tối nên chúng tôi hiếm khi đến đó", ông Hershkovitz nói.Nhóm nghiên cứu cho hay tảng đá granit nặng hơn 28 kg, rộng khoảng 30 cm. Những kiểm tra cho thấy người xưa đã chạm khắc tảng đá này bằng các công cụ làm từ đá lửa. Phân tích lớp vỏ canxit ở một số rãnh trên tảng đá cho thấy chúng có niên đại từ 35.000 - 37.000 năm trước.Việc xác định tảng đá chạm khắc các rãnh sâu giống mai rùa cho thấy hiện vật này có thể được sử dụng trong các nghi lễ vào khoảng 33.000 - 48.000 năm trước. Khi đó, những người săn bắn hái lượm đã bắt đầu sử dụng những công cụ bằng đá mới vào trong cuộc sống.Mời độc giả xem video: Bí ẩn tảng đá nghìn năm tuổi bị xẻ đôi như được cắt bằng laser.
Một nghiên cứu mới đây của các chuyên gia chỉ ra tảng đá chạm khắc hình giống mai rùa được tìm thấy trong một hang động có tên Manot ở Israel có thể là bằng chứng lâu đời nhất về các nghi lễ tại quốc gia này.
Theo các chuyên gia, các rãnh được khắc trên tảng đá khá giống mai rùa. Đồng tác giả nghiên cứu Israel Hershkovitz, nhà nhân chủng học vật lý tại Đại học Tel Aviv, cho biết mặc dù chưa biết hình vẽ chạm khắc trên đá có ý nghĩa gì nhưng có thể thấy đây là biểu tượng thống nhất cổ xưa.
Trong trường hợp đó, nhà nghiên cứu Hershkovitz cho rằng có thể các phần của vỏ, được gọi là "scutes", đại diện cho những nhóm người đặc biệt đã hòa nhập vào xã hội cổ đại.
Ông Hershkovitz đã chỉ đạo cuộc khai quật hang động - nơi tìm thấy tảng đá chạm khắc hình giống mai rùa từ năm 2010. Trước đó, hang Manot được các công nhân xây dựng tình cờ phát hiện vào năm 2008.
Mãi tới năm 2013, nhóm của ông Hershkovitz mới tìm thấy tảng đá chạm khắc hình giống mai rùa ở sâu bên trong hang động.
"Đó là khám phá bất ngờ bởi vì chúng tôi tập trung gần lối vào, nơi có nhiều ánh sáng hơn và có người sinh sống. Bên sâu trong hang rất tối nên chúng tôi hiếm khi đến đó", ông Hershkovitz nói.
Nhóm nghiên cứu cho hay tảng đá granit nặng hơn 28 kg, rộng khoảng 30 cm. Những kiểm tra cho thấy người xưa đã chạm khắc tảng đá này bằng các công cụ làm từ đá lửa. Phân tích lớp vỏ canxit ở một số rãnh trên tảng đá cho thấy chúng có niên đại từ 35.000 - 37.000 năm trước.
Việc xác định tảng đá chạm khắc các rãnh sâu giống mai rùa cho thấy hiện vật này có thể được sử dụng trong các nghi lễ vào khoảng 33.000 - 48.000 năm trước. Khi đó, những người săn bắn hái lượm đã bắt đầu sử dụng những công cụ bằng đá mới vào trong cuộc sống.