Cách đây hơn 100 năm, câu chuyện về những " cô gái ma" ở Mỹ gây chấn động dư luận. Mọi chuyện bắt đầu bằng việc một số nhà máy sản xuất đồng hồ phát sáng trong bóng tối.Những chiếc kim và số trên mặt đồng hồ được phủ loại sơn phát sáng có chứa phóng xạ radium. Xuất phát từ điều này, các nhà máy tuyển dụng hàng nghìn phụ nữ làm công việc vẽ mặt đồng hồ.Nữ công nhân được hướng dẫn vê lọn chổi sơn có chứa thành phần radium bằng môi và được nhà máy khẳng định là an toàn.Do vậy, mỗi ngày làm việc tại nhà máy đồng hồ, các nữ công nhân đã nuốt một lượng nhỏ radium vào trong người.Bụi phóng xạ còn bay khắp nơi khiến nó có cả trên tóc và quần áo của các cô gái. Điều này khiến họ phát ra ánh sáng xanh kỳ lạ giống những chiếc đồng hồ. Nhiều nữ công nhân cảm thấy thích thú về điều này.Tuy nhiên, tác hại của việc phơi nhiễm radium nhanh chóng bộc lộ khi sức khỏe của các nữ công nhân ngày càng trở nên tồi tệ.Điển hình là trường hợp của Mollie Maggia, 22 tuổi. Vào năm 1922, Maggia phải nghỉ làm ở nhà máy đồng hồ sau khi bị đau răng. Nha sĩ nổ từng chiếc răng đau của cô.Không dừng lại ở đó, Mollie Maggia được phát hiện có những khối u ở miệng khiến miệng có mùi khó chịu. Kế đến, chân của cô bắt đầu đau trước khi không thể di chuyển. Rùng rợn hơn, Mollie Maggia phải chứng kiến toàn bộ cơ thể mục ruỗng và qua đời trong đau đớn.Một số nữ công nhân khác làm việc vẽ mặt đồng hồ như Maggia bị phóng xạ ăn vào tận xương khiến cơ thể phát sáng trong bóng tối như những "cô gái ma" hay “những cô gái Radium”.Trước sự đau yếu, bệnh tật và cái chết của nhiều người, nữ công nhân nhận ra tác hại của công việc tưởng chừng như vô cùng đơn giản mà họ làm bấy lâu. Do vậy, những nạn nhân đâm đơn kiện Tập đoàn Radium. Những vụ kiện này kéo dài nhiều năm trước khi nạn nhân nhận được bồi thường.Video: Du lịch phóng xạ ở Nhật Bản (nguồn: VTC1)
Cách đây hơn 100 năm, câu chuyện về những " cô gái ma" ở Mỹ gây chấn động dư luận. Mọi chuyện bắt đầu bằng việc một số nhà máy sản xuất đồng hồ phát sáng trong bóng tối.
Những chiếc kim và số trên mặt đồng hồ được phủ loại sơn phát sáng có chứa phóng xạ radium. Xuất phát từ điều này, các nhà máy tuyển dụng hàng nghìn phụ nữ làm công việc vẽ mặt đồng hồ.
Nữ công nhân được hướng dẫn vê lọn chổi sơn có chứa thành phần radium bằng môi và được nhà máy khẳng định là an toàn.
Do vậy, mỗi ngày làm việc tại nhà máy đồng hồ, các nữ công nhân đã nuốt một lượng nhỏ radium vào trong người.
Bụi phóng xạ còn bay khắp nơi khiến nó có cả trên tóc và quần áo của các cô gái. Điều này khiến họ phát ra ánh sáng xanh kỳ lạ giống những chiếc đồng hồ. Nhiều nữ công nhân cảm thấy thích thú về điều này.
Tuy nhiên, tác hại của việc phơi nhiễm radium nhanh chóng bộc lộ khi sức khỏe của các nữ công nhân ngày càng trở nên tồi tệ.
Điển hình là trường hợp của Mollie Maggia, 22 tuổi. Vào năm 1922, Maggia phải nghỉ làm ở nhà máy đồng hồ sau khi bị đau răng. Nha sĩ nổ từng chiếc răng đau của cô.
Không dừng lại ở đó, Mollie Maggia được phát hiện có những khối u ở miệng khiến miệng có mùi khó chịu. Kế đến, chân của cô bắt đầu đau trước khi không thể di chuyển. Rùng rợn hơn, Mollie Maggia phải chứng kiến toàn bộ cơ thể mục ruỗng và qua đời trong đau đớn.
Một số nữ công nhân khác làm việc vẽ mặt đồng hồ như Maggia bị phóng xạ ăn vào tận xương khiến cơ thể phát sáng trong bóng tối như những "cô gái ma" hay “những cô gái Radium”.
Trước sự đau yếu, bệnh tật và cái chết của nhiều người, nữ công nhân nhận ra tác hại của công việc tưởng chừng như vô cùng đơn giản mà họ làm bấy lâu. Do vậy, những nạn nhân đâm đơn kiện Tập đoàn Radium. Những vụ kiện này kéo dài nhiều năm trước khi nạn nhân nhận được bồi thường.
Video: Du lịch phóng xạ ở Nhật Bản (nguồn: VTC1)