Chi tiết Sưu tập đàn đá Bình Đa được công nhận Bảo vật quốc gia

Google News

Sáng ngày 19/5, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai tổ chức lễ công bố Quyết định định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia đối với Sưu tập đàn đá Bình Đa. Hiện vật được phát hiện vào năm 1979 và 1983.

Trước đó, vào ngày 30/1/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 41/QĐ-TTg công nhận 27 Bảo vật quốc gia, bao gồm Sưu tập đàn đá Bình Đa, gồm 51 thanh, đoạn.
Sưu tập đàn đá Bình Đa được phát hiện trong cuộc khai quật di chỉ khảo cổ Bình Đa, phường An Bình, thành phố Biên Hòa, rộng 7ha vào năm 1979 và năm 1983. Các thanh, đoạn, mảnh đàn nằm rải rác thành các cụm ở độ sâu cách nền đồi 55 - 90 cm, lẫn với gốm vỡ và công cụ lao động bằng đá.
Chi tiet Suu tap dan da Binh Da duoc cong nhan Bao vat quoc gia
Sưu tập đàn đá Bình Đa đang được lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Đồng Nai. Ảnh: Báo Nhân dân. 
Sưu tập đàn đá Bình Đa có hình thức độc đáo, đạt đến đỉnh cao của kỹ thuật chế tác điêu luyện. Về hình dáng, những thanh đá dài, dẹt, thẳng, có thiết diện hình thoi hoặc tam giác. Hai rìa cạnh song song, cong lõm, bề mặt thân phẳng thẳng hoặc cong lõm thắt eo ở giữa. Các vết chế tác có hướng đục theo chiều thống nhất từ rìa cạnh vào giữa thân, độ sâu khoảng 0,02 - 0,05 cm.
Sưu tập đàn đá Bình Đa là sản phẩm văn hóa bản địa, nhạc cụ cổ xưa nhất của cư dân thời tiền sử trên vùng đất Đồng Nai. Phát hiện sưu tập đàn đá trong tầng văn hóa khu di tích Bình Đa đã đem lại đầy đủ cứ liệu để xác nhận truyền thống chế tác đàn đá ở Việt Nam đã xuất hiện cách ngày nay từ 3.500 - 4.000 năm.
Hội đồng Di sản quốc gia đánh giá, Sưu tập đàn đá Bình Đa có hình thức độc đáo, kỹ thuật chế tác điêu luyện. Đồng Nai cũng được các nhà khảo cổ nhận định là một trong những trung tâm chế tác đồ đá đạt trình độ cao thời tiền sử ở vùng đất Nam Bộ.

Mời độc giả xem video: Cận cảnh tăng T59 số hiệu 337 vừa được công bố Bảo vật Quốc gia.


Tâm Anh (TH)

>> xem thêm

Bình luận(0)