Vào tháng 7/2022, Pháp công bố kế hoạch tiết kiệm điện với một số giải pháp được đưa ra gồm: nhiệt độ sưởi tối đa các tòa nhà và văn phòng là 19 độ C; không bật nước nóng trong các tòa nhà công cộng; không chiếu sáng đèn các biển quảng cáo ở tất cả các thành phố từ 1h - 6h sáng.Chính phủ Pháp cũng cấm các cửa hàng có máy sưởi hoặc máy lạnh để cửa mở; giảm nhiệt độ ở các phòng tập thể dục và trong các bể bơi.Bộ trưởng Năng lượng Pháp Agnès Pannier-Runacher kêu gọi người dân cả nước đẩy mạnh thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện nhằm đạt mục tiêu giảm 10% mức tiêu thụ năng lượng so với năm 2019 vào năm 2024.Tương tự, Tây Ban Nha cũng có một số giải pháp tiết kiệm điện. Theo đó, điều hòa trong các tòa nhà công cộng, ví dụ như cửa hàng, nhà hàng, văn phòng và rạp chiếu phim được giới hạn ở mức 27 độ C trong suốt mùa Hè. Trong khi đó, vào những tháng mùa Đông, hệ thống sưởi ấm không vượt quá mức 19 độ C.Chính phủ Tây Ban Nha cũng thông qua quy tắc tất cả cơ sở có hệ thống sưởi phải có cơ chế đóng cửa tự động để tránh lãng phí do khí nóng hoặc khí lạnh tràn vào.Các cửa hàng cũng được yêu cầu tắt đèn chiếu sáng từ 10h tối. Biện pháp tiết kiệm điện tương tự cũng được áp dụng cho các tòa nhà công cộng tại đất nước xinh đẹp này.Đức là một trong những quốc gia ủng hộ mạnh mẽ việc tiết kiệm năng lượng. Vào cuối tháng 7/2022, chính phủ Đức đưa ra một số giải pháp như ngừng sưởi ấm các căn phòng hay khu vực mà mọi người không thường xuyên sử dụng như hành lang, hội trường.Một số thành phố lớn của Đức giảm chiếu sáng công cộng. Trong đó, kể từ ngày 1/9/2022, tất cả đài tưởng niệm công cộng, hội trường thành phố, tòa nhà hành chính, thư viện và bảo tàng ở thành phố Berlin chỉ thắp sáng từ 16h - 22h mỗi ngày.Tại Hanover, chỉ những phòng tắm nước lạnh ở các cơ sở công cộng như bể bơi, phòng thể thao và phòng tập thể dục mới được sử dụng. Nhân viên tại các cơ quan Nhà nước đều phải rửa tay bằng nước lạnh. Các hồ bơi tại thành phố này sẽ không còn được làm nóng bằng khí đốt như trước.Vào tháng 7/2022, chính phủ Italy công bố kế hoạch tiết kiệm điện bao gồm: nhiệt độ sưởi tối đa các tòa nhà và văn phòng vào mùa Đông là 19 độ C; nhiệt độ làm mát vào mùa Hè giới hạn ở mức 27 độ C; giảm đèn chiều sáng công cộng vào ban đêm; các cửa hàng tắt đèn các biển hiệu vào lúc đêm muộn.Khi nắng nóng kỷ lục khiến nhiệt độ một số nơi vượt 40 độ C, vào ngày 27/6/2022, chính phủ Nhật Bản lần đầu phát "cảnh báo thắt chặt cung cầu điện", khuyến khích người dân Tokyo và khu vực lân cận tiết kiệm điện nhất có thể trong khoảng thời gian 15h - 18h từ ngày 27/6 đến 29/6.Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) khuyến nghị người dân thực hiện các biện pháp tiết kiện điện như tắt đèn khi không sử dụng, sử dụng "hợp lý" điều hòa để tránh gây quá tải nguồn điện.Mời độc giả xem video: Giải mã bí ẩn thiết bị tiết kiệm điện. Nguồn: VTV24.
Vào tháng 7/2022, Pháp công bố kế hoạch tiết kiệm điện với một số giải pháp được đưa ra gồm: nhiệt độ sưởi tối đa các tòa nhà và văn phòng là 19 độ C; không bật nước nóng trong các tòa nhà công cộng; không chiếu sáng đèn các biển quảng cáo ở tất cả các thành phố từ 1h - 6h sáng.
Chính phủ Pháp cũng cấm các cửa hàng có máy sưởi hoặc máy lạnh để cửa mở; giảm nhiệt độ ở các phòng tập thể dục và trong các bể bơi.
Bộ trưởng Năng lượng Pháp Agnès Pannier-Runacher kêu gọi người dân cả nước đẩy mạnh thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện nhằm đạt mục tiêu giảm 10% mức tiêu thụ năng lượng so với năm 2019 vào năm 2024.
Tương tự, Tây Ban Nha cũng có một số giải pháp tiết kiệm điện. Theo đó, điều hòa trong các tòa nhà công cộng, ví dụ như cửa hàng, nhà hàng, văn phòng và rạp chiếu phim được giới hạn ở mức 27 độ C trong suốt mùa Hè. Trong khi đó, vào những tháng mùa Đông, hệ thống sưởi ấm không vượt quá mức 19 độ C.
Chính phủ Tây Ban Nha cũng thông qua quy tắc tất cả cơ sở có hệ thống sưởi phải có cơ chế đóng cửa tự động để tránh lãng phí do khí nóng hoặc khí lạnh tràn vào.
Các cửa hàng cũng được yêu cầu tắt đèn chiếu sáng từ 10h tối. Biện pháp tiết kiệm điện tương tự cũng được áp dụng cho các tòa nhà công cộng tại đất nước xinh đẹp này.
Đức là một trong những quốc gia ủng hộ mạnh mẽ việc tiết kiệm năng lượng. Vào cuối tháng 7/2022, chính phủ Đức đưa ra một số giải pháp như ngừng sưởi ấm các căn phòng hay khu vực mà mọi người không thường xuyên sử dụng như hành lang, hội trường.
Một số thành phố lớn của Đức giảm chiếu sáng công cộng. Trong đó, kể từ ngày 1/9/2022, tất cả đài tưởng niệm công cộng, hội trường thành phố, tòa nhà hành chính, thư viện và bảo tàng ở thành phố Berlin chỉ thắp sáng từ 16h - 22h mỗi ngày.
Tại Hanover, chỉ những phòng tắm nước lạnh ở các cơ sở công cộng như bể bơi, phòng thể thao và phòng tập thể dục mới được sử dụng. Nhân viên tại các cơ quan Nhà nước đều phải rửa tay bằng nước lạnh. Các hồ bơi tại thành phố này sẽ không còn được làm nóng bằng khí đốt như trước.
Vào tháng 7/2022, chính phủ Italy công bố kế hoạch tiết kiệm điện bao gồm: nhiệt độ sưởi tối đa các tòa nhà và văn phòng vào mùa Đông là 19 độ C; nhiệt độ làm mát vào mùa Hè giới hạn ở mức 27 độ C; giảm đèn chiều sáng công cộng vào ban đêm; các cửa hàng tắt đèn các biển hiệu vào lúc đêm muộn.
Khi nắng nóng kỷ lục khiến nhiệt độ một số nơi vượt 40 độ C, vào ngày 27/6/2022, chính phủ Nhật Bản lần đầu phát "cảnh báo thắt chặt cung cầu điện", khuyến khích người dân Tokyo và khu vực lân cận tiết kiệm điện nhất có thể trong khoảng thời gian 15h - 18h từ ngày 27/6 đến 29/6.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) khuyến nghị người dân thực hiện các biện pháp tiết kiện điện như tắt đèn khi không sử dụng, sử dụng "hợp lý" điều hòa để tránh gây quá tải nguồn điện.
Mời độc giả xem video: Giải mã bí ẩn thiết bị tiết kiệm điện. Nguồn: VTV24.