3 ngày đại lộc tạ mộ cuối năm, mời gia tiên về ăn Tết Nhâm Dần

Google News

Trước dịp Tết Nhâm Dần, gia đình có thể lựa chọn một ngày thích hợp để làm lễ tạ mộ cuối năm, mời gia tiên về nhà ăn Tết.

Ý nghĩa của tục tạ mộ cuối năm

Việc tạ mộ được thực hiện vào dịp cuối năm với quan niệm sửa sang phần mộ, đón người quá cố về ăn Tết với gia đình. Đối với nhiều nhà, tạ mộ cũng là dịp giãi bày với ông bà, tổ tiên những chuyện đã xảy ra với gia đình trong năm vừa qua.

Tùy theo phong tục từng nơi và từng gia đình, việc tạ mộ cuối năm có thể diễn ra theo tính chất gia đình nhỏ hoặc đi theo dòng họ. Nếu tạ mộ theo dòng họ thì thường được làm vào ngày chạp - một ngày mà anh em trong họ hàng nội tộc có thể gặp mặt đông đủ tại nhà thờ tổ tiên để cúng lễ, dọn dẹp...

3 ngay dai loc ta mo cuoi nam, moi gia tien ve an Tet Nham Dan

Chọn ngày đẹp để tạ mộ cuối năm

Đi lễ tạ mộ cuối năm cần chú ý đến tất cả các cụ gần đời mình (như cha mẹ, ông bà tới tam đại, tứ đại) và các cụ cao hơn (gọi là cao tằng tổ tỉ).

Nên thắp hương thăm hỏi cả "xóm giềng" bên cạnh các cụ. Nếu có những ngôi mộ vô chủ cũng nên thắp cho họ nén hương.

Tùy theo điều kiện của gia đình mà chọn ngày giờ đi tạ mộ cho thuận tiện. 

Dưới đây là một số ngày đẹp để gia đình đi tạ mộ cuối năm, mời gia tiên về ăn Tết Nhâm Dần 2022:

- Thứ Sáu ngày 28/1/2022 (tức 26 tháng Chạp năm Tân Sửu), giờ tốt là Thìn (7h–9h), Tỵ (9h-11h).

- Thứ Bảy ngày 29/1/2022 (tức ngày 27 tháng Chạp năm Tân Sửu), giờ Tốt là Mùi (13h-15h), Thân (15h-17h).

- Thứ Hai ngày 31/1/20222 (tức ngày 29 tháng Chạp năm Tân Sửu), giờ tốt là Thìn (7h-9h), Mùi (13h-15h).

3 ngay dai loc ta mo cuoi nam, moi gia tien ve an Tet Nham Dan-Hinh-2

Đi tạ mộ cuối năm cần chuẩn bị những gì?

Gia đình có thể chuẩn bị lễ chay hay lễ mặn tùy ý. Tuy nhiên, theo quan niệm hiện nay, nhiều người sẽ chuẩn bị lễ chay để tránh sát sinh, tránh gây thêm tội nghiệp. Dù là lễ chay hay mặn thì một số lễ vật không thể thiếu gồm đèn, chè, nước, rượu, tiền vàng, trầu cau, hương, hoa quả.

Với lễ chay, gia chủ có thể chuẩn bị thêm, gạo, muối, bỏng, chén mật, xôi chè... Lễ mặn có thể là chân giò, gà luộc, giò lụa...

Khi vào lễ, gia chủ thắp hương, thắp đèn và khấn vái. Trong lúc đợi hương tàn, con cháu có thể dọn dẹp phần mộ. Khi hương cháy đến hơn 2/3 là lúc có thể lễ tạ. Gia chủ tiến hành hóa vàng và xin lộc về để làm lễ cúng thần linh, gia tiên ở nhà.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Theo Thanh Huyền/Phunutoday

>> xem thêm

Bình luận(0)