Nước trái cây là thức uống được làm từ các loại trái cây, rau củ có trong tự nhiên bằng phương pháp ép, chắt lọc bỏ bã và chỉ lấy nước. Mỗi loại trái cây đều có lượng vitamin và dưỡng chất dồi dào mang lại những lợi ích khác nhau cho sức khỏe. Vậy nên nhiều bố mẹ xuyên làm nước trái cây cho con uống. Nhưng trên thực tế, việc này không hề tốt cho sự phát triển chiều cao của trẻ.
Cho con uống nước ép trái cây thường xuyên có thể khiến trẻ chậm hoặc ngừng tăng chiều cao.
Dưới đây là lời giải thích từ chuyên gia:
So với trái cây, nước ép trái cây chỉ chứa đường và nước, hàm lượng chất xơ bằng không. Phần lớn khoáng chất cũng chẳng còn. Sau khi ép trái cây, hầu hết các chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi. Chất xơ cũng bị mất rất nhiều trong quá trình ép, và nếu ép bỏ lọc bã thì giá trị dinh dưỡng hầu như chẳng còn mà chỉ có đường tự do, cơ thể rất dễ hấp thụ. Do đó, việc cho trẻ uống thường xuyên sẽ chỉ nạp calo.
WHO từng khuyến cáo: Cả người lớn và trẻ nhỏ cần giảm lượng đường tự do để không vượt quá 10% tổng năng lượng ăn vào. Nếu có thể hãy giảm con số này xuống dưới 5%. Lượng đường tự do hàng ngày của bé nên ở khoảng 10-15g nhưng một ly nước ép trái cây đã chứa 20 - 40g.
Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ cũng nêu rõ: Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi không nên sử dụng nước trái cây. Quả dùng để ăn chứ không phải để uống.
Việc sử dụng quá nhiều đồ uống có đường sẽ ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ
Lượng protein nạp vào cơ thể giảm: Ở giai đoạn tăng trưởng, trẻ nếu có thói quen sử dụng nhiều đồ uống có đường như nước ép trái cây sẽ làm giảm lượng protein nạp vào cơ thể hàng ngày. Một số axit amin trong protein được thiết kế riêng cho các hormone tăng trưởng.
Nguy cơ béo: Nước ép trái cây có thể làm tăng nguy cơ bị béo phì. Bởi vì trẻ vị thành niên còn sản xuất estrogen từ các tế bào mỡ trong cơ thể. Béo phì sẽ khiến nồng độ etrogen ở trẻ tăng lên. Nó có thể đẩy nhanh quá trình phát triển tuổi xương, đồng thời thúc đẩy quá trình đóng sụn tăng trưởng diễn ra nhanh hơn. Điều này khiến thời gian tăng trưởng tự nhiên của cơ thể trẻ bị rút ngắn lại nên chiều cao của bé bị ảnh hưởng.
Ức chế hormone tăng trưởng: Khi cơ thể nạp vào lượng lớn đường (1,75g/kg) thì quá trình tiết hormone tăng trưởng sẽ bị ức chế suốt 2 giờ đồng hồ. Uống càng nhiều thì hormone tăng trưởng càng không được tiết ra. Từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao của trẻ.