Ai không nên dùng tỏi?
Theo các nhà dinh dưỡng, mỗi ngày ăn khoảng 10g tỏi là tốt nhất và tỏi sẽ phát huy công dụng trị ho, cảm cúm rất hữu hiệu. Mỗi buổi sáng chỉ nên ăn từ 1 – 2 nhánh (tép) tỏi nhỏ là đủ, không nên ăn quá nhiều vì sẽ phản tác dụng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Ăn tỏi nên cắt thành miếng nhỏ, hoặc đập giập sẽ dễ ăn và tỏi cũng dễ tiết hết tinh chất của nó. Sau khi chế biến tỏi, nên để ngoài không khí từ 10 – 15 phút hãy ăn thì sẽ có tác dụng tốt hơn.
Tỏi trị ho rất tốt nhưng một số người không nên dùng. Ảnh minh họa.
Nhưng một số người dù có ho rũ rượi, ho khàn cả tiếng, hay bị cảm cúm, lạnh gai người... cũng nên tìm rau củ quả khác để sử dụng chứ tuyệt đối không được dùng tỏi để trị ho, cảm cúm, đau rát họng, sưng họng...
Sau đây là những trường hợp không nên dùng tỏi trị ho:
1. Kiêng dùng tỏi khi suy nhược và nóng trong người: Khi bị nóng trong, nhiệt miệng, suy nhược cơ thể thì không nên ăn tỏi, vì có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
2. Người có bệnh lý về mắt, thị giác kém: Hạn chế ăn tỏi vì trong củ tỏi có chất gây kích ứng màng nhầy và vô kết mạc của mắt, nên người có thị lực kém, hay đang mắc những bệnh về mắt thì không nên dùng tỏi, hay thức ăn có tỏi.
3. Tránh ăn tỏi khi bụng rỗng, đang đói: Trong củ tỏi có chất kháng sinh Allicin khi phát tác gây nóng trong dạ dày, tăng nguy cơ gây loét dạ dày, vì vậy khi đói, bụng rỗng thì không nên ăn tỏi kẻo dạ dày và ruột bị kích thích dẫn tới đau dạ dày, viêm dạ dày cấp tính.
4. Ăn uống khó tiêu, hay bị dị ứng: Ai ăn uống khó tiêu, hay bị dị ứng (như sau khi ăn tỏi có dấu hiệu ợ nóng, đầy hơi, ngứa người…) thì không nên dùng tỏi trị ho, cảm cúm, hay ăn đồ có tỏi để tránh bị kích ứng mạnh, ảnh hưởng tới sức khỏe.
5. Bị huyết áp thấp hạn chế dùng tỏi: Dùng nhiều tỏi có thể làm giảm huyết áp và có thể gặp nguy hiểm.
6. Đang bị tả, tiêu chảy không nên ăn tỏi: Bởi chất Allicin có trong tỏi khiến gia tăng kích thích thành ruột, còn có thể dẫn tới nghẽn mạch máu, phù nề khiến bệnh càng thêm trầm trọng.
7. Mắc bệnh gan tránh dùng tỏi: Tỏi có tính nóng nên những người mắc bệnh gan, bị nóng gan dù ho tới mấy, cảm cúm gai rét tới mấy cũng tránh ăn tỏi vì khiến gan bị kích thích mạnh, và nóng hơn, lâu ngày có thể dẫn đến tổn thương gan.
8. Hạn chế dùng tỏi khi đang mắc các bệnh trọng khác: Bởi tính nóng của tỏi có thể ảnh hưởng tới việc tương tác một số thuốc, khiến thời gian điều trị kéo dài, hoặc không đạt hiệu quả điều trị như mong muốn.
- Nếu mắc một số vấn đề sức khỏe như viêm loét, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng tỏi trị ho, cảm cúm...
- Nếu đang dùng thuốc uống, hãy tránh dùng tỏi vì có thể gây phản ứng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh, khiến việc điều trị kéo dài hơn.
Có một số thực phẩm đại kị với tỏi. Ảnh minh họa.
Những món ăn khác kị tỏi
Tỏi rất phổ biến trong nhà bếp, nhưng đại kị với một số thức phẩm gần gũi với con người, do đó các bà nội trợ cần biết vài thông tin xem tỏi kị thực phẩm gì để chế biến đồ ăn uống bảo vệ sức khỏe người thân.
Món trứng kị tỏi: Trứng kết hợp với tỏi sẽ tạo ra độc tố bất lợi cho sức khỏe - nhất là khi lỡ phi tỏi cháy, hay chiên rán trứng quá tay. Bác sĩ An Thị Kim Cúc (Phó Chủ nhiệm Khoa sức khoẻ cộng đồng, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đã chia sẻ trên thông tin đại chúng rằng, tỏi bị chiên cháy thường sinh ra chất độc không có lợi cho cơ thể. Do đó, nhiều chuyên gia khuyến cáo không nên ăn trứng cùng tỏi.
Thịt gà không ăn cùng tỏi: Theo Đông y, thịt gà tính ôn (ấm), tính cam (ngọt). Tỏi tính đại nhiệt (nóng). Hai nguyên liệu này kết hợp với nhau khiến món ăn nóng, khó tiêu, dễ sinh ra táo bón, kiết lị.
Trong dân gian có cách điều trị để lỡ ăn phải thịt gà với tỏi bị táo bón, tiêu chảy thì nấu lá dâu lấy nước để uống sẽ nhanh khỏi.
Bà nội trợ chú ý để nấu ăn tránh các món kị với tỏi. Ảnh minh họa.
Cá kị tỏi: Chỉ có cá trắm và cá diếc kị tỏi.
Cá trắm có tính bình, vị ngọt đại kị với tỏi. Tỏi tính nóng nên khi ăn, hay chấm với thịt cá trắm sẽ gây trướng bụng, khó tiêu... Vì vậy người dân nên tẩm ướp thịt cá trắm với gừng, thìa là để tăng thơm, khử tanh.
Cá diếc theo Đông y có tác dụng thông huyết mạch, bổ thể nhược, bổ âm huyết, bổ phế, ích khí tiện tì, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu sưng, khử phong thấp... tốt cho phụ nữ mang thai vì giúp thông mạch hạ sữa.
Trong dân gian kiêng nấu cá diếc cho gia vị tỏi, bởi hai món này kết hợp với nhau có thể làm tăng co giật đường tiêu hóa.
Thịt chó cũng kị tỏi: Thịt chó giàu đạm, tính nóng. Tỏi nhiều tinh chất tốt những tính cũng nóng. Hai món nhiệt này kết hợp với nhau gây nóng trong, khó tiêu, trướng bụng, đầy bụng, tả lị...
Thịt chó chỉ nên ăn với sả, gừng, riềng. Tuyệt tránh ăn thịt chó kết hợp với tỏi.
Các thực phẩm khác kỵ với tỏi:
- Tỏi kết hợp với hành gây hại thận và dạ dày;
- Tỏi ăn với xoài (gỏi xoài) có thể làm vàng da;
- Tỏi ăn với các loại thịt như thịt dê, thịt gà, thịt chó thường sinh nhiệt, gây nóng, chướng bụng, khó tiêu…
- Tỏi ăn chung với mật ong dễ dẫn đến tiêu chảy.
- Tỏi không nên kết hợp với các loại thuốc bổ, hay dùng chung với hà thủ ô, đan bì (mẫu đơn bì), địa hoàng…
Tỏi tuy rất phổ biến và quen thuộc trong ăn uống, nhưng dùng tỏi không đúng cách sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Biết cách dùng tỏi đúng và những kiêng kị của nó thì tỏi là gia vị, là món ăn bài thuốc rất tốt.
Nguồn: https://giadinh.net.vn/toi-co-tot-den-may-thi-nhung-nguoi-sau-van-khong-duoc-dung-toi-tri-ho-tri...Nguồn: https://giadinh.net.vn/toi-co-tot-den-may-thi-nhung-nguoi-sau-van-khong-duoc-dung-toi-tri-ho-tri-ret-nhung-mon-an-sau-cung-tuyet-doi-khong-cho-toi-vao-172220322193113808.htm
Những đại kỵ khi ăn giá đỗ, cần tuyệt đối tránh
Giá đỗ giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, sử dụng sai cách cũng khiến giá đỗ mất đi chất dinh dưỡng, thậm chí là nguy hại cho...
Bấm xem >>