>>> Mời quý độc giả xem video "Thói quen gây hại khi đi ngủ". Nguồn Youtube:
Tắm thời điểm nào tốt cho sức khỏe?
Theo nghiên cứu do các chuyên gia tại Đại học Texas tại Austin (Mỹ) thực hiện, tắm nhiệt độ từ 40 đến 42,5 độ C vào khoảng thời gian khoảng 1 tiếng rưỡi trước khi ngủ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và ngủ lâu hơn.
Vì vậy, các chuyên gia tại Đại học Texas đã phân tích dữ liệu của 13 nghiên cứu khác nhau. Những kết quả thu được cho thấy tắm vào thời điểm từ 1 đến 2 giờ hoặc trung bình 1 tiếng rưỡi trước khi ngủ sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, ngủ nhanh hơn khoảng 10 phút và thời lượng ngủ cũng nhiều hơn.
Tắm giúp dễ ngủ bằng cách làm giảm nhiệt độ bên trong cơ thể. Nhiệt độ giảm khiến đồng hồ sinh học hiểu rằng cơ thể đã đến giờ phải ngủ. Thông thường, thân nhiệt con người thường đạt mức cao nhất vào buổi chiều tối và thấp nhất khi chuẩn bị đi ngủ.
Điều có thể khiến nhiều người thắc mắc là vì sao nước ấm ở 40 độ C lại có thể giúp hạ nhiệt độ cơ thể. Nguyên nhân là nước ở nhiệt độ này giúp chuyển hướng lưu thông máu đến tay và chân, từ đó giúp giảm nhiệt độ bên trong cơ thể, các chuyên gia giải thích.
Các thống kê ở Mỹ cho thấy mất ngủ, khó ngủ ảnh hưởng đến khoảng 35 % người trưởng thành. Tình trạng này khiến người mắc cảm thấy mệt mỏi. Qua thời gian, mất ngủ, khó ngủ kéo dài có thể gây trầm cảm, thậm chí là bệnh tim, theo Daily Mail.
5 thời điểm nên lưu ý không nên tắm trong ngày
Tắm quá khuya
Nếu tắm sau nửa đêm, bạn có nguy cơ gặp nhiều chứng bệnh khác nhau, từ đau đầu, mỏi cổ vai gáy đến tai biến, đột quỵ và tử vong, nhất là với những người già, yếu mệt, say rượu bia hay phụ nữ có thai.
Bạn có thể dùng khăn nhúng nước ấm lau sạch cơ thể để dễ ngủ hơn và tắm lại vào sáng hôm sau nếu cần thiết. Nếu thực sự không thể không tắm, bạn nên chọn phòng tắm kín gió, tắm bằng nước ấm vừa đủ, tránh dùng nước lạnh hay nước quá nóng.
Ngay sau khi vận động mạnh hay tập luyện cường độ cao
Nếu bạn tắm ngay lập tức bằng nước quá nóng hoặc lạnh ngay sau khi tập luyện, các mạch máu của bạn có thể bị giãn ra, gây nguy cơ đột quỵ hay đau tim.
Thay vào đó, bạn cần khoảng thời gian 20 phút thực hiện các động tác phục hồi cơ, giúp nhịp tim và nhiệt độ cơ thể trở lại mức bình thường. Đồng thời, bạn nên tắm bằng nước ấm vừa trước khi thay đổi độ nóng lạnh theo ý thích.
Ngay sau khi ăn no hoặc lúc quá đói
Việc tắm ngay sau khi ăn no khiến lượng máu dồn về dạ dày để hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ chuyển tới da và các bộ phận khác, khiến việc tiêu hóa chậm chạp hơn hay bị trì hoãn.
Ngược lại, tắm khi quá đói lại khiến bạn dễ bị tụt huyết áp, có thể dẫn tới ngất xỉu, đột quỵ. Bạn nên chờ khoảng 30 phút đến một tiếng sau khi ăn mới nên tắm, và chú ý tắm nước vừa phải, không quá nóng cũng không quá lạnh.
Khi say rượu bia
Say xỉn khiến bạn dễ gặp tai nạn trong nhà tắm. Ngoài ra, việc tắm nước nóng khiến nhiệt độ trong cơ thể khó thoát ra và tình trạng say nghiêm trọng hơn, gây buồn nôn, chóng mặt, đau đầu.
Khi cơ thể quá mệt mỏi
Việc tắm khi đang kiệt sức sẽ không khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn mà có thể đem lại nhiều tác hại cho sức khỏe của bạn. Khi mệt mỏi, cơ thể khó điều hòa thân nhiệt.
* Kiến Thức đã đặt lại tiêu đề bài viết.