Nhiếp ảnh gia người Anh này đeo kính áp tròng từ khi cô mới 15 tuổi. Cô chưa hề gặp phải bất cứ vấn đề gì cho đến một hôm tỉnh dậy với một bên mắt bị ngứa, sưng to và khó chịu. Ngay sau đó, cô vội vã đến khám bệnh tại nhà bác sĩ riêng, tuy nhiên, ông này chỉ khuyên cô nên dùng thuốc nhỏ mắt.
|
Phần mắt phải của cô bị loét giác mạc, sưng to do nhiễm trùng kính áp tròng. |
Vài ngày sau, mắt cô vẫn bị sưng và đỏ ngầu. Sau khi khám tại bệnh viện các bác sĩ ở đây chẩn đoán cô bị kính áp tròng mài mòn giác mạc. Vết loét do nhiễm trùng đã bị lan rộng trên giác mạc đặt cô vào nguy cơ bị mù cao.
Lucy phải điều trị 1 tuần tại bệnh viện. Sau khi xuất viện cô phải học cách dùng mắt trái chụp ảnh để hoàn thành chương trình năm cuối đại học. May mắn thay ca phẫu thuật bằng laser sau này đã giúp cô phục hồi thị lực.
|
Ca phẫu thuật bằng laser sau này đã giúp cô phục hồi thị lực. |
Trầy xước giác mạc thường xảy ra do dụi mắt, dị vật lạc vào mắt hay mắc các chứng bệnh đau mắt hột, nhiễm vi khuẩn. Dấu hiệu bị trầy xước giác mạc bao gồm đau đớn, ngứa, sưng to do bị tổn thương đến các dây thần kinh ở vị trí này.
Tiến sĩ Adam Clarin, một bác sĩ nhãn khoa cho biết để an toàn người sử dụng kính giãn tròng cần phải thay đổi kính hàng ngày. Mỗi ngày, có rất nhiều người bị nhiễm trùng, biễn chứng hay viêm loét và có thể dẫn đến mù vì sử dụng kính giãn tròng.