Nữ sinh bị trùng amip ăn mất nhãn cầu do kính áp tròng. Mới đây, tờ Daily Mail vừa đưa tin, một nữ sinh viên người Đài Loan tên Lian Kao (23 tuổi) đã bị trùng amip ăn hỏng mất nhãn cầu, dẫn đến mù lòa vĩnh viễn. Nguyên nhân của việc này là vì Lian Kao đã sử dụng một cặp kính áp tròng dùng một lần trong suốt 6 tháng. Thậm chí ngay cả khi đi bơi cô cũng không tháo kính ra. Các bác sĩ tại Bệnh viện Wan Fang Đài Bắc khi khám mắt cho Lian đã kinh hoàng nhận ra mắt của cô đã bị amip ăn hỏng hoàn toàn theo nghĩa đen. Bác sĩ cho biết rằng việc thiếu oxy đến nhãn cầu làm cho những vết thương nhỏ bị hở và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lây nhiễm.Cô gái 18 tuổi suýt bị mù mắt vì kính áp tròng. Ashley Hyde, cô gái 18 tuổi, sống tại Nam Florida, Mỹ bị đau mắt đỏ và quyết định đi khám nhãn khoa. Các bác sĩ cũng tìm ra nguyên nhân gây đau và đỏ mắt của Ashley. Một loại ký sinh trùng hiếm gặp đã phát triển trên kính áp tròng của cô và chúng đang gia sức ăn vào giác mạc. Các bác sĩ kết luận: Ashley bị nhiễm acanthamoeba, một loại ký sinh trùng cực nhỏ thường được tìm thấy trong nước và đất. Acanthamoeba có thể thâm nhập vào cơ thể thông qua kính áp tròng, vết cắt trên cơ thể hoặc bị hít vào phổi. Nhiễm ký sinh trùng acanthamoeba chỉ là một trong những nguy cơ của việc vệ sinh kính áp tròng không đúng cách. Mù mắt vì kính áp tròng. Jacqui Stone, 42 tuổi, giáo viên dạy toán, người Anh đeo kính áp tròng 20 năm. Sau khi bà mua một chiếc kính áp tròng mới, nhãn hiệu Focus Dailies All-Day, hãng kính nổi tiếng thứ nhì ở Anh thì bị nhiễm một loại nấm hiếm gặp. Chỉ trong chưa đầy một ngày đeo kính, loài nấm này đã xâm nhập và gặm nhấm 70 dây thần kinh thị giác của bà. Sau 22 lần phẫu thuật mắt với 17 tuần nằm viện, bác sỹ đã không cứu được con mắt trái của bà Stone. Hồi năm 2012, bệnh viện mắt Southampton General (Anh) công bố trường hợp của chị Jennie Hurst (28 tuổi), người đã bị mù một mắt vì đeo kính áp tròng khi bơi. Jennie Hurst nhập viện khi mắt có dấu hiệu sưng đỏ, rát như một ca viêm nhiễm thông thường. Tuy nhiên, các bác sĩ đã tìm thấy trong mắt cô một loại ký sinh trùng có tên acanthamoeba keratitis (thường gọi amoeba). Dù hiếm gặp nhưng đây là loại ký sinh trùng có thể gây viêm mắt và ảnh hưởng đến thị lực. Trong một lần đi nghỉ hè, cô đã bơi ở bể bơi khách sạn, trong lúc vẫn mang kính áp tròng và mắt đã bị nhiễm trùng, không nhìn thấy gì nữa.
Nữ sinh bị trùng amip ăn mất nhãn cầu do kính áp tròng. Mới đây, tờ Daily Mail vừa đưa tin, một nữ sinh viên người Đài Loan tên Lian Kao (23 tuổi) đã bị trùng amip ăn hỏng mất nhãn cầu, dẫn đến mù lòa vĩnh viễn. Nguyên nhân của việc này là vì Lian Kao đã sử dụng một cặp kính áp tròng dùng một lần trong suốt 6 tháng. Thậm chí ngay cả khi đi bơi cô cũng không tháo kính ra.
Các bác sĩ tại Bệnh viện Wan Fang Đài Bắc khi khám mắt cho Lian đã kinh hoàng nhận ra mắt của cô đã bị amip ăn hỏng hoàn toàn theo nghĩa đen. Bác sĩ cho biết rằng việc thiếu oxy đến nhãn cầu làm cho những vết thương nhỏ bị hở và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lây nhiễm.
Cô gái 18 tuổi suýt bị mù mắt vì kính áp tròng. Ashley Hyde, cô gái 18 tuổi, sống tại Nam Florida, Mỹ bị đau mắt đỏ và quyết định đi khám nhãn khoa. Các bác sĩ cũng tìm ra nguyên nhân gây đau và đỏ mắt của Ashley. Một loại ký sinh trùng hiếm gặp đã phát triển trên kính áp tròng của cô và chúng đang gia sức ăn vào giác mạc.
Các bác sĩ kết luận: Ashley bị nhiễm acanthamoeba, một loại ký sinh trùng cực nhỏ thường được tìm thấy trong nước và đất. Acanthamoeba có thể thâm nhập vào cơ thể thông qua kính áp tròng, vết cắt trên cơ thể hoặc bị hít vào phổi. Nhiễm ký sinh trùng acanthamoeba chỉ là một trong những nguy cơ của việc vệ sinh kính áp tròng không đúng cách.
Mù mắt vì kính áp tròng. Jacqui Stone, 42 tuổi, giáo viên dạy toán, người Anh đeo kính áp tròng 20 năm. Sau khi bà mua một chiếc kính áp tròng mới, nhãn hiệu Focus Dailies All-Day, hãng kính nổi tiếng thứ nhì ở Anh thì bị nhiễm một loại nấm hiếm gặp.
Chỉ trong chưa đầy một ngày đeo kính, loài nấm này đã xâm nhập và gặm nhấm 70 dây thần kinh thị giác của bà. Sau 22 lần phẫu thuật mắt với 17 tuần nằm viện, bác sỹ đã không cứu được con mắt trái của bà Stone.
Hồi năm 2012, bệnh viện mắt Southampton General (Anh) công bố trường hợp của chị Jennie Hurst (28 tuổi), người đã bị mù một mắt vì đeo kính áp tròng khi bơi. Jennie Hurst nhập viện khi mắt có dấu hiệu sưng đỏ, rát như một ca viêm nhiễm thông thường.
Tuy nhiên, các bác sĩ đã tìm thấy trong mắt cô một loại ký sinh trùng có tên acanthamoeba keratitis (thường gọi amoeba). Dù hiếm gặp nhưng đây là loại ký sinh trùng có thể gây viêm mắt và ảnh hưởng đến thị lực. Trong một lần đi nghỉ hè, cô đã bơi ở bể bơi khách sạn, trong lúc vẫn mang kính áp tròng và mắt đã bị nhiễm trùng, không nhìn thấy gì nữa.