Theo Bác sĩ Nguyễn Quốc Anh, Trưởng khoa Chấn thương, Bệnh viện Mắt Trung ương: Tai nạn do dầu gió dính vào mắt cũng thỉnh thoảng xảy ra với các em nhỏ, do nhiều người vẫn nghĩ dầu gió lành, vẫn dùng để bôi cho trẻ nên cho bé cầm chơi, không may bị dính.Khi không may bị dính dầu gió vào mắt, cần ngay lập tức rửa mắt với nước muối. Nếu không có nước muối trong tầm tay có thể rửa bằng nước sạch và dẫn bé đến bệnh viện để khám mắt.Nếu mắt bé bị sưng húp thì đó là do lớp bề mặt của nhãn cầu giác mạc bị trầy xước, kết mạc sưng nề.Sau khi sơ cứu, cha mẹ nên đưa bé đi bệnh viện khám và bình tĩnh nhỏ thuốc mắt cho con như hướng dẫn của bác sĩ.Tuyệt đối giữ, tránh cho con đưa tay dụi mắt hay cọ sát vào mắt vì hành động đó sẽ gây trợt giác mạc, tổn thương mắt.Nếu bé khó chịu và nước mắt chảy ra nhiều hãy dùng chiếc khăn mềm nhẹ nhàng chấm nước mắt đi cho bé.Sau các bước trên nếu thấy con có hiện tượng bất thường, bé khó chịu, nhức mắt… thì nên cho bé đến viện tái khám. Dầu gió gây tổn thương mắt thường không để lại tác hại lâu dài về thị lực của trẻ sau này. Tuy nhiên khi mới bị trẻ rất khó chịu vì độ nóng của dầu. Vì thế, hãy luôn chú ý, để xa dầu gió khỏi tầm tay của trẻ.
Theo Bác sĩ Nguyễn Quốc Anh, Trưởng khoa Chấn thương, Bệnh viện Mắt Trung ương: Tai nạn do dầu gió dính vào mắt cũng thỉnh thoảng xảy ra với các em nhỏ, do nhiều người vẫn nghĩ dầu gió lành, vẫn dùng để bôi cho trẻ nên cho bé cầm chơi, không may bị dính.
Khi không may bị dính dầu gió vào mắt, cần ngay lập tức rửa mắt với nước muối. Nếu không có nước muối trong tầm tay có thể rửa bằng nước sạch và dẫn bé đến bệnh viện để khám mắt.
Nếu mắt bé bị sưng húp thì đó là do lớp bề mặt của nhãn cầu giác mạc bị trầy xước, kết mạc sưng nề.
Sau khi sơ cứu, cha mẹ nên đưa bé đi bệnh viện khám và bình tĩnh nhỏ thuốc mắt cho con như hướng dẫn của bác sĩ.
Tuyệt đối giữ, tránh cho con đưa tay dụi mắt hay cọ sát vào mắt vì hành động đó sẽ gây trợt giác mạc, tổn thương mắt.
Nếu bé khó chịu và nước mắt chảy ra nhiều hãy dùng chiếc khăn mềm nhẹ nhàng chấm nước mắt đi cho bé.
Sau các bước trên nếu thấy con có hiện tượng bất thường, bé khó chịu, nhức mắt… thì nên cho bé đến viện tái khám.
Dầu gió gây tổn thương mắt thường không để lại tác hại lâu dài về thị lực của trẻ sau này. Tuy nhiên khi mới bị trẻ rất khó chịu vì độ nóng của dầu. Vì thế, hãy luôn chú ý, để xa dầu gió khỏi tầm tay của trẻ.