Mới đây, người thân của NTK Giang Giang thông báo về việc anh đã trút hơi thở cuối cùng hôm qua. Nguyên nhân được dự đoán là do suy hô hấp cấp, người nhà vẫn chưa tiết lộ bệnh tình cụ thể. Được biết, anh sinh năm 1988 (32 tuổi), anh từng là cái tên được rất nhiều nghệ sĩ tin tưởng, yêu quý.
|
NTK Giang Giang qua đời ở tuổi 32 nghi do suy hô hấp cấp. |
Tháng 5 vừa qua, NTK Giang Giang vào khám tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (Quận 5, TP.HCM) khi sức khỏe sa sút. Anh được chẩn đoán bị nhiễm trùng phổi. Sau thời gian điều trị tại nhà, ngày 3/6, Giang Giang tiếp tục nhập viện Chợ Rẫy (Quận 5, TP.HCM) cấp cứu khi bị suy hô hấp nặng. Anh sốt nhiều ngày, không nói được vì phải đặt ống thở cũng như không thể đi lại.
Suy hô hấp cấp tính là bệnh phổi ở giai đoạn rất nặng, người bệnh cần được cấp cứu kịp thời do có khả năng đe dọa đến tính mạng.
Suy hô hấp cấp là tình trạng phổi đột nhiên không đảm bảo chức năng trao đổi khí gây ra thiếu oxy máu, kèm theo hoặc không kèm theo tăng CO2 máu.
Thiếu oxy máu đơn thuần không có nghĩa là nhẹ hơn thiếu oxy máu có kèm theo tăng CO2 máu, có khi lại nặng hơn như trong hội chứng suy hô hấp cấp ở người lớn (ARDS: adult respiratory distress syndrome).
Người cao tuổi là đối tượng dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, trong đó có bệnh suy hô hấp ở người già.
Suy hô hấp cấp là một cấp cứu thường gặp nhất, cần phải can thiệp ngay. Trong thực tế, có thể phân chia suy hô hấp cấp ra làm 2 loại:
Loại nặng: Can thiệp bằng thuốc là chủ yếu, có thể giải quyết được bằng thuốc hoặc một số thủ thuật không đáng kể.
Loại nguy kịch: phải can thiệp ngay bằng các thủ thuật sau đó mới dùng thuốc hoặc phải sử dụng song song (đặt nội khí quản, bóp bóng, thở máy...).
Nguyên nhân suy hô hấp cấp tính
Nguyên nhân tại phổi: Nhiễm trùng phế quản – phổi, thuyên tắc động mạch phổi, tràn khí màng phổi, hen phế quản, tắc nghẽn phế quản cấp...
Nguyên nhân ngoài phổi: Tắc nghẽn thanh – khí quản, tràn dịch màng phổi, chấn thương lồng ngực, tổn thương lồng ngực, tổn thương cơ hô hấp, tổn thương thần kinh trung ương.
|
Suy hô hấp cấp tính có thể do nguyên nhân tại phổi. Ảnh minh họa. |
Biến chứng suy hô hấp cấp tính
Phần lớn người bệnh mắc suy hô hấp cấp (ARDS) do đang điều trị các bệnh khác nên có thể làm tăng các nguy cơ biến chứng:
Tạo cục máu đông: Khi người bệnh nằm lâu trong bệnh viện do đang thở máy có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, đặc biệt là ở các tĩnh mạch sâu ở chân. Nếu một cục máu đông hình thành ở chân, một phần của nó có thể vỡ ra và di chuyển đến một hoặc cả hai phổi và chặn dòng máu tới các mô ở phía sau của mạch máu, được gọi là thuyên tắc phổi.
Tràn khí màng phổi: Trong hầu hết các trường hợp ARDS, người bệnh sẽ được sử dụng máy thở để tăng oxy trong cơ thể và đẩy chất lỏng ra khỏi phổi. Tuy nhiên, áp suất và thể tích không khí trong máy thở tạo ra có thể đẩy khí đi qua lỗ nhỏ ở bên ngoài phổi và khiến phổi bị tràn khí.
Nhiễm trùng: Do người bệnh thở máy được đặt trực tiếp ống thở vào trong khí quản, điều này cũng tạo điều kiện cho vi trùng dễ dàng xâm nhập hơn và làm tổn thương thêm cho phổi.
Trong xơ phổi: Mô ở giữa các túi khí bị sẹo và dày lên có thể xảy ra trong vòng một vài tuần kể từ khi bắt đầu bị ARDS. Bệnh này làm cứng phổi và khiến oxy càng khó di chuyển từ túi khí vào máu..
Nhờ sự tiến bộ của các phương pháp điều trị đã tăng khả năng sống của người bệnh mắc ARDS. Tuy nhiên, nhiều người còn sống có thể để lại những di chứng nghiêm trọng như:
Vấn đề về thở: Nhiều người bị ARDS phục hồi hầu hết chức năng phổi trong vòng vài tháng đến hai năm, nhưng cũng có những trường hợp thì không hồi phục hoàn toàn nên có thể bị khó thở trong suốt quãng đời còn lại. Ngay cả những người đã khỏe hoàn toàn nhưng vẫn có thể bị khó thở và mệt mỏi và có thể cần thở oxy ở nhà.
Rất nhiều người bệnh đã điều trị suy hô hấp cấp tính thành công và họ đã từng trải qua giai đoạn trầm cảm nhưng có thể điều trị được.
Vấn đề với trí nhớ và suy nghĩ: Thuốc an thần và lượng oxy trong máu thấp có thể dẫn đến mất trí nhớ và ảnh hưởng đến khả năng nhận thức sau khi mắc ARDS. Trong một số trường hợp, các tác dụng phụ hoặc biến chứng này giảm dần theo thời gian, nhưng trong những trường hợp khác, có thể là mất trí nhớ vĩnh viễn.
Điều trị suy hô hấp cấp
– Đặt nội khí quản khẩn cấp khi thấy tăng CO2 hoặc gảm Oxy máu tiến triển để thông đường hô hấp.
– Điều chỉnh giảm oxy và tăng CO2 để ngăn ngừa giảm oxy mô.
– Điều trị oxy khi nghi ngờ giảm oxy máu nặng hoặc giảm oxy mô.
Tất cả các phương pháp điều trị này đều phải được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.