Sâu răng không đơn thuần chỉ là bệnh về răng, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều mặt trong sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ. Vậy sâu răng ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào? Theo dõi ngay bài viết dưới đây!
Gây ra tình trạng đau, ê buốt
Đau nhức, ê buốt, ăn uống không ngon miệng ngay cả khi uống nước chính là ảnh hưởng lớn nhất mà trẻ gặp phải khi bị sâu răng. Sâu răng khiến trẻ nhỏ luôn cảm thấy khó chịu, không được thoải mái dẫn đến tình trạng trẻ hay quấy khóc, biếng ăn, khó ngủ và gây sụt cân ở trẻ. Nếu không chữa trị kịp thời mà để sâu răng kéo dài sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.
Sâu răng khiến trẻ biếng ăn, thiếu hụt dinh dưỡng
Sâu răng khiến trẻ đau đớn khi ăn nhai nên có xu hướng bỏ bữa hoặc ăn uống không đều đặn. Điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của dạ dày. Ngoài ra, do đau răng, trẻ có thể nuốt vội vàng khiến thức ăn không được nhai kỹ, gây khó tiêu, đau bụng, nôn trớ.
Nhiễm trùng ở răng có thể lan xuống các cơ quan tiêu hóa, gây viêm nhiễm, đau đớn cho trẻ. Sâu răng còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh loét dạ dày do vi khuẩn HP xâm nhập qua vùng miệng bị viêm nhiễm.
Ảnh hưởng tới phát âm
Khi nói cả răng, lưỡi và hàm để tạo âm thanh. Tuy nhiên, khi răng bị sâu sẽ dẫn tới các tổn thương răng gây mất, hỏng răng, điều này dẫn tới trẻ không thể phát âm chuẩn, rõ ràng. Các âm v, đ, s, d, t sẽ bị méo mó, khó nghe.
Khi sâu răng sẽ gây đau đớn và khiến trẻ ngại nói hơn. Việc ít giao tiếp, thiếu luyện tập sẽ làm chậm phát triển ngôn ngữ. Ngoài ra, nhiễm trùng do sâu răng có thể lan sang các bộ phận khác như amidan, làm giọng nói bị ngọng, khàn.
Ảnh hưởng tới thẩm mỹ
Sâu răng có thể khiến răng bị sứt, mẻ hoặc rụng sớm. Lâu dần, làm mất đi vẻ đẹp hàm răng chỉn chu, đều đặn. Khi răng sữa rụng sớm so với lịch trình dự kiến, răng vĩnh viễn mọc lên sẽ bị lệch lạc, mất thẩm mỹ.
Tình trạng răng mọc chồng lên nhau, cửa răng hẹp hay răng mọc thưa thớt đều ảnh hưởng nghiêm trọng tới nụ cười.
Ngoài ra, sâu răng kéo dài có thể làm sưng tấy, viêm nhiễm vùng hàm mặt, gây biến dạng khuôn miệng. Tình trạng hôi miệng do sâu răng cũng khiến trẻ tự ti, ngại giao tiếp.
Có thể dẫn đến hỏng tủy răng
Sâu răng kéo dài và không được phát hiện, điều trị kịp thời dẫn đến tình trạng áp xe răng, răng bị hỏng. Khi răng bị hỏng sẽ gây bất tiện rất lớn trong việc ăn uống, nhai và phát âm của trẻ. Lâu dần, ổ xương răng bị tiêu đi, có thể ảnh hưởng tới khuôn mặt của trẻ.
Sâu răng quá lâu, ăn sâu vào và phá huỷ tuỷ, làm thối tủy. Khi đó, bắt buộc phải nhổ bỏ răng sâu, bởi tủy không thể phục hồi một khi đã bị thối hoặc phá huỷ. Răng sữa nếu như nhổ quá sớm, trước thời kỳ thay răng sẽ ảnh hưởng lớn tới răng vĩnh viễn về sau.
Bảo vệ răng đúng cách, tránh sâu răng ở trẻ nhỏ
Xịt sâu răng Shinichi là một lựa chọn không thể bỏ qua cho các bậc phu huynh khi tìm kiếm sản phẩm bảo vệ răng miệng cho bé yêu. Với thành phần chủ yếu từ thiên nhiên, xịt sâu răng Shinichi cực kỳ tốt cho răng miệng.
Các hạt sương được phun trực tiếp vào răng có công dụng cực kỳ nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, nó cũng giúp kích thích răng tiết ra các lợi khuẩn có lợi bảo vệ men răng, ngà răng, đánh bay mảng bám và vụn thức ăn.
Trong thành phần còn chứa Ovopron DC chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà giúp tiêu diệt và ức chế vi khuẩn S. mutans gây sâu răng, đồng thời ngăn chặn sự bám dính của vi khuẩn trên bề mặt răng.
Các thành phần khác như chiết xuất xô thơm, tinh dầu bạc hà, ... đều là các thành phần hoàn toàn tự nhiên, an toàn và lành tính với trẻ nhỏ. Ngoài ra, Xịt sâu răng Shinichi còn có một thành phần vô cùng đặc biệt là Keo ong giúp ngăn ngừa vi khuẩn, loại bỏ các loại nấm kí sinh gây viêm nhiễm ở lợi và chống hôi miệng cho trẻ.
Trên đây là bài viết chia sẻ về sâu răng và những ảnh hưởng khi trẻ bị sâu răng. Sâu răng không chỉ là bệnh lý về răng miệng, mà còn có thể tác động tới sức khoẻ, thẩm mỹ và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Do đó, cần bảo vệ răng miệng cho trẻ đúng cách để trẻ luôn có hàm răng chắc khoẻ và nụ cười tỏa sáng.
Đừng ngại liên hệ với chúng tôi nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào để nhận được sự tư vấn nhanh chóng và chi tiết nhất!