Mẹ cho con bú hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn
Ăn một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều loại thực phẩm tươi, lành mạnh là rất quan trọng. Tuy nhiên, một số bà mẹ chọn thực phẩm chế biến sẵn vì sự tiện lợi của chúng. Thực phẩm chế biến sẵn, chẳng hạn như khoai tây chiên, bánh rán và các loại đồ ăn đóng hộp thường chứa nhiều natri, chất béo chuyển hóa, đường và các chất bảo quản khác.
Tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn gây nhiều nguy cơ về sức khỏe như béo phì, đái tháo đường type 2, tăng huyết áp và các vấn đề tim mạch. Các thực phẩm này còn có thể làm thay đổi chất lượng sữa mẹ, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ đang bú mẹ.
Các loại gia vị có hương vị mạnh ảnh hưởng tới sữa mẹ
Tỏi và các loại gia vị, chẳng hạn như ớt, là những thực phẩm có hương vị mạnh có thể xâm nhập vào sữa mẹ và có thể làm thay đổi mùi vị của sữa. Những em bé nhạy cảm với những thay đổi này có thể tỏ ra cáu kỉnh, quấy khóc và không muốn tiếp tục bú mẹ.
Các bà mẹ nên tránh ăn những gia vị đậm đặc vào các món ăn hàng ngày. Cũng nên tránh các loại thực phẩm có thể sinh nhiều khí, chẳng hạn như bắp cải, đậu và bông cải xanh, có thể gây khó chịu đường tiêu hóa ở những trẻ sơ sinh nhạy cảm.
Rượu bia hay các loại đồ uống có cồn
Rượu bia hay các loại đồ uống có cồn đều không tốt cho phụ nữ trước và sau sinh, mẹ bỉm đang cho con bú thì càng nên tránh xa. Bởi khi mẹ bìm uống rượu bia thì chất cồn sẽ dễ xâm nhập vào cơ thể trẻ qua đường sữa mẹ, không tốt cho sức khỏe của trẻ. Do đó, theo khuyến cáo từ các chuyên gia thì mẹ bỉm không nên cho con bú trong vòng 2 giờ sau khi uống rượu. Tuy nhiên, nếu được thì hạn chế và không sử dụng luôn lại càng tốt.
Đồ ăn cay nóng
Trong suốt thời kỳ cho con bú, mẹ nên cố gắng không ăn những thức ăn cay nóng và kích thích vị giác mạnh. Vì những loại thức ăn này có thể làm thay đổi mùi vị của sữa mẹ và làm giảm cảm giác thèm ăn của trẻ.
Đồ chua
Thực phẩm muối chua như rau muối, cá muối và thịt xông khói có thể chứa nhiều muối và nitrit. Mẹ cho con bú ăn đồ chua sẽ dẫn đến cơ thể thừa muối, không chỉ làm tăng gánh nặng cho thận mà còn gây bất lợi cho sự phát triển khỏe mạnh của em bé. Do đó, mẹ bỉm cũng nên tránh xa những loại đồ chua không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và con thế này.
Thực phẩm có chứa caffeine
Các loại thực phẩm chứa caffeine như cà phê, trà, socola,... cũng thuộc nhóm thực phẩm làm ảnh hưởng không tốt cho bé qua đường sữa mẹ. Bởi lẽ, khi mẹ bỉm ăn những loại thực phẩm này và khi cho con bú chất caffeine cũng theo đó mà vào cơ thể trẻ làm kích thích não bộ của trẻ, khiến trẻ có cảm giác hưng phấn, cáu gắt, bứt rứt, không có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ.
Cho con bú nên ăn gì để đủ sữa cho con?
Xây dựng một chế độ ăn khoa học là điều quan trọng với bà mẹ cho con bú. Sau sinh, cơ thể mẹ cần cung cấp năng lượng để phục hồi lại lượng máu đã mất trong khi sinh. Bà mẹ cần được ăn uống đủ chất dinh dưỡng với một chế độ ăn khoa học. Nên tăng cường các thực phẩm giàu đạm như thịt gà nạc, thịt nạc, cá hồi, các loại protein từ ngũ cốc nguyên cám. Bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết qua chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi hàng ngày. Để đảm bảo lượng sữa cho con bú, bà mẹ chú ý uống đủ lượng nước, mỗi ngày khoảng 2 lít nước. Có thể uống thêm sữa và các loại nước trái cây để bổ sung dinh dưỡng.
Một điều quan trọng nữa là bà mẹ cần được thoải mái về tinh thần và nghỉ ngơi đầy đủ. Vì ngủ không đủ giấc hoặc lo lắng, căng thẳng sẽ ức chế các hormone duy trì sự tiết sữa dẫn đến mất sữa. Đây cũng là một yếu tố quan trọng giúp mẹ duy trì nguồn sữa dồi dào giúp cho em bé phát triển đầy đủ.
Nếu cảm thấy mệt mỏi hoặc quá sức, hãy yêu cầu chồng hoặc người thân thay bạn chăm sóc em bé và chuẩn bị những món ăn đủ dinh dưỡng cho bạn hàng ngày.