Những người cần cẩn trọng khi bị viêm phổi

Google News

Trẻ nhỏ, người lớn trên 65 tuổi hoặc các trường hợp có vấn đề y tế tiềm ẩn như bệnh tim, tiểu đường... nên cẩn trọng và theo dõi triệu chứng khi mắc viêm phổi.

Nhung nguoi can can trong khi bi viem phoi

Trẻ nhỏ dễ bị biến chứng do viêm phổi. Ảnh: Indiatimes.

Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng phổi thường do vi khuẩn và virus gây ra. Nguyên nhân vi khuẩn phổ biến nhất gây viêm phổi thường là loại vi khuẩn có tên là Streptococcus pneumoniae. Trong khi cúm là nguyên nhân virus phổ biến gây viêm phổi. Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng phổi làm cho nhiều túi khí đàn hồi tạo nên phổi bị viêm, làm giảm khả năng hoạt động của phổi.

Tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi mắc phải cộng đồng ước tính trên toàn thế giới thay đổi từ 1,5 đến 14 trường hợp trên 1.000 người. Người bệnh cảm thấy khó thở, ho có đờm hoặc mủ, sốt và ớn lạnh.

Nguyên nhân và triệu chứng

Theo India Times, nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phổi là nhiễm vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng. Nhiễm trùng lây lan chủ yếu qua tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm bệnh - bởi những giọt ho khi hắt hơi hoặc ho. Các túi khí chứa đầy chất lỏng hoặc mủ, gây ho, khó thở, đau ngực tồi tệ hơn khi người bệnh thở, thời tiết có nhiệt độ cao và ớn lạnh.

Mặc dù thuốc kháng sinh có thể chữa lành bệnh cho phần lớn người bệnh, căn bệnh này có thể gây tử vong ở trẻ nhỏ, người già (những người trên 65 tuổi) và người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh viêm phổi ở người lớn bao gồm sốt, ớn lạnh, khó thở, đau ngực khi thở, nhịp tim và nhịp thở tăng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy và ho thường tạo ra đờm xanh hoặc vàng. Tuy nhiên, trẻ có thể có các triệu chứng khác nhau như mất nước, khó thở, không chịu ăn uống đầy đủ, ho, sốt, khó chịu và thậm chí có thể nôn sau khi ho.

Viêm phổi có thể nhẹ, nhưng nó cũng dễ biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt nếu người bệnh không được điều trị nhanh chóng. Điều đặc biệt quan trọng là người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức nếu:

- Sốt và ho có đờm không cải thiện hoặc nặng hơn trong một khoảng thời gian.

- Cảm thấy khó thở khi làm các công việc hàng ngày hoặc khi nghỉ ngơi.

- Đau ngực khi thở.

- Tình trạng xấu đi đột ngột sau khi khỏi bệnh cảm lạnh hoặc cúm.

- Có hệ thống miễn dịch suy yếu, đã được cấy ghép nội tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc (tủy xương) hoặc nếu dùng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch.

- Đã có các vấn đề y tế tiềm ẩn như bệnh tim, tiểu đường hoặc bệnh phổi mạn tính.

- Là trẻ nhỏ hoặc người lớn trên 65 tuổi.

Những người bị bệnh nặng hoặc có nguy cơ cao gặp biến chứng có thể phải nhập viện để theo dõi nhịp tim, nhịp thở, nhiệt độ và nồng độ oxy. Khi đó, người bệnh thường được tiêm kháng sinh tiêm tĩnh mạch. Hầu hết người bệnh bắt đầu cải thiện tình trạng sau 3-5 ngày điều trị bằng kháng sinh, trong khi bệnh nhân nhập viện có thể không thể thực hiện các hoạt động bình thường trong 3 tuần hoặc lâu hơn.

Nhung nguoi can can trong khi bi viem phoi-Hinh-2

Người mắc viêm phổi có thể bị sốt, ớn lạnh, khó thở, ho có đờm... Ảnh: Healthline.

Cách phòng chống viêm phổi

Tiêm phòng là cách quan trọng để ngăn ngừa viêm phổi và các biến chứng. Vaccine phế cầu khuẩn cũng như vaccine cúm là những loại phổ biến nhất hiện có được khuyến nghị cho những người dễ bị tổn thương.

Bên cạnh đó, nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời giúp bảo vệ chống lại bệnh viêm phổi bắt đầu từ khi sinh. Trẻ phải tiêu thụ thực phẩm chất lượng cao, giàu khoáng chất và vitamin cần thiết cho khả năng miễn dịch mạnh mẽ và khả năng chống lại bệnh tật.

Vitamin C tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ điều trị viêm phổi. Nếu bạn bị đau họng, hãy cẩn thận không ăn cam quá chua vì điều này có thể khiến bệnh nặng hơn. Để hấp thụ lượng vitamin C tốt, bạn cũng có thể ăn các loại trái cây khác như chanh, quả mọng và kiwi.

Bạn cũng có thể tạo thói quen lành mạnh như đảm bảo không khí lưu thông thông thoáng, sử dụng nước sạch và thường xuyên rửa tay. Các biện pháp kiểm soát lây nhiễm như rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch chà tay có cồn có thể rất hiệu quả. Bỏ thuốc lá là một trong những bước quan trọng để ngăn ngừa viêm phổi.

Những người có triệu chứng viêm phổi nên che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, vứt bỏ khăn giấy đã sử dụng ngay lập tức và nhớ rửa tay sau đó. Hắt hơi hoặc ho vào ống tay áo của một người, chẳng hạn mặt trong của khuỷu tay, là cách khác để ngăn nước bọt và dịch tiết lây lan sang người khác.

Theo Phương Mai/Zing

>> xem thêm

Bình luận(0)