Bánh gật gù. Đây là món bánh phổ biến với người dân huyện Tiên Yên, Quảng Ninh. Bánh gật gù được làm từ bột gạo có bề ngoài gần giống bánh phở, bánh cuốn. Để tráng bánh gật gù, người thợ làm bánh cũng phải là tay quen, để pha bột sao cho không đặc mà cũng không bị loãng quá. Bánh tráng xong trong, mềm, dẻo cầm chấm với nước mắm nguyên chất, chưng cùng với mỡ gà, hành phi, ớt, rất thơm ngon và hấp dẫn. Bánh uôi. Bánh uôi là đặc sản của người Mường ở Hòa Bình. Nguyên liệu chính để làm nên loại bánh thơm ngon này là bột gạo nếp nương. Bánh uôi có hai loại bánh nhân mặn và bánh ngọt. Bánh được gói với lá chuối đã được phơi cho tái hoặc hơ qua lửa, làm như vậy khi gói lá sẽ không rách mà bánh cũng vì thế mà thơm hơn. Bánh rất thơm, dẻo, vỏ bánh trắng ngần, nhân bánh ngọt mát từ đậu xanh hay hạt nho nhe. Nếu thưởng thức những chiếc bánh mặn, bạn sẽ thấm được hương sắc núi rừng trong từng chút thịt được gói trong bánh. Bánh tro. Bánh tro còn được biết đến với cái tên khác như là bánh gio, bánh nẳng, thường được bày bán trong các dịp Tết Đoan Ngọ. Bánh tro có hình thuôn, dài. Món bánh tro làm từ loại nếp đều hạt, thơm, nước tro được đốt từ những cây rơm nếp vàng óng, đã được rửa sạch và gói, luộc, rồi cuối cùng mới có thứ bánh thơm nồng mùi khói bếp. Khi bóc lớp vỏ bên ngoài sẽ lộ ra một lớp thịt bánh có sắc vàng pha nâu trong trẻo, óng ánh tới mức nhìn rõ dáng hình hạt gạo nếp cái hoa vàng nở đều tăm tắp. Bánh mềm mịn, man mát hòa quyện với vị ngọt của mật mía rồi tan ra, ôm trộn cả vị giác. Bánh răng bừa. Nghe cái tên thật lạ thật hay mà hương vị của nó cũng thật thơm ngon, thú vị. Bánh răng bừa có nơi gọi là bánh tẻ hoặc bánh lá. Nguyên liệu làm bánh răng bừa chính là gạo tẻ. Khi làm, người ta phải chọn loại gạo dẻo. Bánh được gói bằng lá dong hoặc lá chuối. Còn nhân bánh là tổng hòa của các hương vị từ hành khô, mộc nhĩ, thịt ba chỉ, hạt tiêu, gia vị. Bánh nậm. Cái tên nghe thật kỳ lạ, chẳng thể cắt nghĩa. Bánh nậm làm bằng bột gạo, nhân tôm và gói bằng lá dong. Bột gạo hòa tan với nước, nêm thêm bột ngọt, muối, bắc lên bếp khuấy đều. Khi bột đã nhuyễn và dẻo lấy muỗng trải ra tấm lá dong, bột có màu trắng, dẻo. Sau đó rắc lên mặt bánh một lớp nhân tôm, thịt (bánh chay thì dùng nhân đậu xanh). Gói bánh lại đem hấp khoảng 10 phút. Bánh nậm chấm với nước mắm mặn, ớt cay. Bánh ướt. Tuy có cái tên lạ tai và có vẻ ướt át nhưng món ngon này lại không hề như vậy. Bánh được chế biến bằng bột gạo, hình tròn, mỏng, có bán sẵn ở chợ. Rất đơn giản, có thể làm bánh ướt không nhân, chấm với nước mắm ớt chanh tỏi. Cầu kỳ hơn, còn các món khác như: bánh ướt tôm chấy, bánh ướt thịt nướng, bánh ướt thịt lợn… Mỗi món cần có một thứ nước chấm được pha chế khác nhau.Bánh vạc. Bánh vạc là một món ăn đặc trưng Hội An (Quảng Nam). Nguyên liệu chính để làm bánh vạc là tinh bột gạo, nhưng để có được dĩa bánh vạc như ý thì bột gạo phải được lọc đi lọc lại nhiều lần. Nhân bánh vạc chủ yếu làm từ tôm tươi, hay thịt xay nhuyễn trộn với tiêu, hành, nấm mèo, muối, nước mắm… tất cả được xào chín theo kiểu truyền thống, hoặc để sống theo cách làm hiện nay. Bột lấy lượng vừa khéo, cán mỏng, rồi cho nhân lên trên, ấn nhẹ để nhân dính chặt vào vỏ bánh. Xếp bánh vào vỉ hấp khoảng 5 đến 7 phút, bánh chín sẽ trắng trong trông rất hấp dẫn. Bánh cóng. Bánh cóng (hay còn gọi bánh cống) là một món ăn khá nổi tiếng ở hầu khắp chín tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Bánh có vỏ làm từ bột gạo, bột đậu nành và trứng, còn nhân bánh là thịt heo băm ướp gia vị và trộn với củ hành tím xắt nhỏ và một ít đậu xanh hấp. Bánh cóng nhìn cực kì đẹp mắt và hấp dẫn. Bánh ăn cùng với các loại rau thơm, rau sống như húng lủi, quế, xà lách, cải xanh… chấm nước mắm chua ngọt với gừng thái nhỏ, cải đỏ, cải trắng… khiến người ăn khó mà ngán được.
Bánh gật gù. Đây là món bánh phổ biến với người dân huyện Tiên Yên, Quảng Ninh. Bánh gật gù được làm từ bột gạo có bề ngoài gần giống bánh phở, bánh cuốn. Để tráng bánh gật gù, người thợ làm bánh cũng phải là tay quen, để pha bột sao cho không đặc mà cũng không bị loãng quá. Bánh tráng xong trong, mềm, dẻo cầm chấm với nước mắm nguyên chất, chưng cùng với mỡ gà, hành phi, ớt, rất thơm ngon và hấp dẫn.
Bánh uôi. Bánh uôi là đặc sản của người Mường ở Hòa Bình. Nguyên liệu chính để làm nên loại bánh thơm ngon này là bột gạo nếp nương. Bánh uôi có hai loại bánh nhân mặn và bánh ngọt. Bánh được gói với lá chuối đã được phơi cho tái hoặc hơ qua lửa, làm như vậy khi gói lá sẽ không rách mà bánh cũng vì thế mà thơm hơn. Bánh rất thơm, dẻo, vỏ bánh trắng ngần, nhân bánh ngọt mát từ đậu xanh hay hạt nho nhe. Nếu thưởng thức những chiếc bánh mặn, bạn sẽ thấm được hương sắc núi rừng trong từng chút thịt được gói trong bánh.
Bánh tro. Bánh tro còn được biết đến với cái tên khác như là bánh gio, bánh nẳng, thường được bày bán trong các dịp Tết Đoan Ngọ. Bánh tro có hình thuôn, dài. Món bánh tro làm từ loại nếp đều hạt, thơm, nước tro được đốt từ những cây rơm nếp vàng óng, đã được rửa sạch và gói, luộc, rồi cuối cùng mới có thứ bánh thơm nồng mùi khói bếp. Khi bóc lớp vỏ bên ngoài sẽ lộ ra một lớp thịt bánh có sắc vàng pha nâu trong trẻo, óng ánh tới mức nhìn rõ dáng hình hạt gạo nếp cái hoa vàng nở đều tăm tắp. Bánh mềm mịn, man mát hòa quyện với vị ngọt của mật mía rồi tan ra, ôm trộn cả vị giác.
Bánh răng bừa. Nghe cái tên thật lạ thật hay mà hương vị của nó cũng thật thơm ngon, thú vị. Bánh răng bừa có nơi gọi là bánh tẻ hoặc bánh lá. Nguyên liệu làm bánh răng bừa chính là gạo tẻ. Khi làm, người ta phải chọn loại gạo dẻo. Bánh được gói bằng lá dong hoặc lá chuối. Còn nhân bánh là tổng hòa của các hương vị từ hành khô, mộc nhĩ, thịt ba chỉ, hạt tiêu, gia vị.
Bánh nậm. Cái tên nghe thật kỳ lạ, chẳng thể cắt nghĩa. Bánh nậm làm bằng bột gạo, nhân tôm và gói bằng lá dong. Bột gạo hòa tan với nước, nêm thêm bột ngọt, muối, bắc lên bếp khuấy đều. Khi bột đã nhuyễn và dẻo lấy muỗng trải ra tấm lá dong, bột có màu trắng, dẻo. Sau đó rắc lên mặt bánh một lớp nhân tôm, thịt (bánh chay thì dùng nhân đậu xanh). Gói bánh lại đem hấp khoảng 10 phút. Bánh nậm chấm với nước mắm mặn, ớt cay.
Bánh ướt. Tuy có cái tên lạ tai và có vẻ ướt át nhưng món ngon này lại không hề như vậy. Bánh được chế biến bằng bột gạo, hình tròn, mỏng, có bán sẵn ở chợ. Rất đơn giản, có thể làm bánh ướt không nhân, chấm với nước mắm ớt chanh tỏi. Cầu kỳ hơn, còn các món khác như: bánh ướt tôm chấy, bánh ướt thịt nướng, bánh ướt thịt lợn… Mỗi món cần có một thứ nước chấm được pha chế khác nhau.
Bánh vạc. Bánh vạc là một món ăn đặc trưng Hội An (Quảng Nam). Nguyên liệu chính để làm bánh vạc là tinh bột gạo, nhưng để có được dĩa bánh vạc như ý thì bột gạo phải được lọc đi lọc lại nhiều lần. Nhân bánh vạc chủ yếu làm từ tôm tươi, hay thịt xay nhuyễn trộn với tiêu, hành, nấm mèo, muối, nước mắm… tất cả được xào chín theo kiểu truyền thống, hoặc để sống theo cách làm hiện nay. Bột lấy lượng vừa khéo, cán mỏng, rồi cho nhân lên trên, ấn nhẹ để nhân dính chặt vào vỏ bánh. Xếp bánh vào vỉ hấp khoảng 5 đến 7 phút, bánh chín sẽ trắng trong trông rất hấp dẫn.
Bánh cóng. Bánh cóng (hay còn gọi bánh cống) là một món ăn khá nổi tiếng ở hầu khắp chín tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Bánh có vỏ làm từ bột gạo, bột đậu nành và trứng, còn nhân bánh là thịt heo băm ướp gia vị và trộn với củ hành tím xắt nhỏ và một ít đậu xanh hấp. Bánh cóng nhìn cực kì đẹp mắt và hấp dẫn. Bánh ăn cùng với các loại rau thơm, rau sống như húng lủi, quế, xà lách, cải xanh… chấm nước mắm chua ngọt với gừng thái nhỏ, cải đỏ, cải trắng… khiến người ăn khó mà ngán được.