Theo các bác sĩ, răng số 8 (răng khôn) là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm. Chiếc răng này thường dễ bị mọc lệch, chèn ép các răng khác hoặc gây nhiễm trùng, đau nhức nên đôi khi nha sĩ thường khuyên nhổ bỏ.
Những bệnh lý do răng số 8:
- Răng khôn mọc lệch, mọc sai vị trí thường kèm theo các triệu chứng sưng lợi, nướu, đau buốt và cứng hàm do răng không đủ khoảng trống đểmọc lên nên bị kẹt một phần hoặc toàn bộ trong xương hàm.
- Răng số 8 bị mọc kẹt dễ gây bệnh lý lợi trùm.
- Khi mọc kẹt, lợi trùm, thức ăn bị đọng lại góc lợi khó được lấy ra nên dễ gây sâu răng hàm số 7.
- Vùng lợi trùm xung quanh răng khôn dễ bị sưng đau, nhiễm trùng do thức ăn giắt vào khó được lấy ra dễ gây sưng đau, nhiễm trùng.
- Nếu răng khôn mọc ngang, mọc lệch cũng sẽ đâm vào răng hàm ở phía trước, gây ra nhiều biến chứng cho răng miệng.
Một số chú ý khi nhổ răng số 8:
- Chỉ khi mọc răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, đâm vào răng số 7 gây đau nhức, ê buốt kéo dài thì nha sỹ mới chỉ định nhổ răng số 8.
- Nhổ răng khôn mọc lệch cần được thực hiện bởi nha sỹ giàu kinh nghiệm vì rất dễ gây các biến chứng, nhất là khi răng số 8 có vị trí mọc đặc biệt, khó điều trị.
- Biến chứng cơ bản sau khi nhổ răng số 8 thường là: Chảy máu nhiều và đau nhức kéo dài.
- Nhổ răng khôn mọc lệch không hề tác động đến dây thần kinh trong xương hàm bởi các dây thần kinh này đã được bảo vệ khá tốt, nằm tách biệt và cách xa chân răng khôn.
Cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn số 8:
- Có thể sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau.
- Trong vòng 24 tiếng, tránh súc miệng, tránh nhổ nước miếng, tránh uống các đồ uống nóng để tránh làm mất cục máu đông đã hình thành trong huyệt răng để vết thương nhanh lành.
- Sau khi nhổ răng khoảng 24 giờ có thể súc miệng nhẹ nhàng bằng nước súc miệng diệt khuẩn, nước muối ấm để sát khuẩn
- Ăn thức ăn mềm, lỏng trong khoảng vài ngày.
- Tránh các hoạt động thể chất và tập thể dục quá sức trong vài ngày
- Không hút thuốc lá, rượu bia trong thời gian mới nhổ răng.