Trước khi có bàn chải, con người đánh răng bằng gì?

Google News

Bạn có bao giờ thắc mắc trước khi phát minh ra bàn chải và kem đánh răng con người dùng thứ gì để vệ sinh răng miệng không? Hãy cùng tìm hiểu dụng cụ kì thú mà người xưa vẫn dùng để làm sạch răng trước khi chiếc bàn chải đánh răng xuất hiện.

Trong xã hội hiện đại ngày này, vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng rất được coi trọng. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ điều kiện để đến nha sĩ hoặc dùng chỉ nha khoa mỗi ngày. Vì vậy bàn chải và kem đánh răng là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình.
Thế nhưng có bao giờ bạn thắc mắc trước khi phát minh ra chiếc bàn chải  đánh răng tiện lợi thế này, con người ngày xưa đã dùng thứ gì để vệ sinh răng miệng.
Cây gỗ nhai tại Ai Cập - tổ tiên của chiếc bàn chải đánh răng
Các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng người Ai Cập cổ đại dùng cây gỗ nhai để vệ sinh răng miệng. Ảnh sưu tầm. 
Người Ai Cập cổ đại là “những nhà phát minh” của rất nhiều vật dụng, đồ đạc hiện nay, trong đó đáng chú ý nhất là phương pháp mà họ sử dụng để giữ răng miệng sạch sẽ bằng cách sử dụng những miếng gỗ nhai (chewing stick).
Cụ thể, người Ai Cập xưa đã dùng các cành gỗ nhỏ, vót nhọn 1 đầu để xỉa răng với công dụng như chiếc tăm bây giờ. Khi chiếc đầu này bắt đầu bị tòe, họ sẽ tẽ chúng ra và dùng để chải răng.
Cây gỗ nhai chính là tổ tiên của bàn chải đánh răng. Ảnh sưu tầm. 
Sự tích về những cây gỗ nhai này không phải do tương truyền hay đồn đoán, tất cả đều có bằng chứng khoa học. Trong những ngôi mộ của người Ai Cập, các nhà khoa học đã tìm thấy những dấu vết để lại của chiếc bàn chải sơ khai này.
Theo nghiên cứu, người Ai Cập không sử dụng gỗ nhai một cách đơn thuần, họ kết hợp với bột đá bọt và chất có tính chua giống với dấm để làm sạch răng miệng.
Hiện tại vẫn còn một số khu vực tại Châu Phi sử dụng cây gỗ nhai thay cho bàn chải. Ảnh sưu tầm. 
Hiện nay, tại một số khu vực ở châu Phi, đặc biệt là các bộ tộc ít người sống biệt lập, họ vẫn sử dụng những khúc gỗ nhai (có tên là Miswak) này để chải răng.
Chỉ khác rằng, họ chọn cành gỗ nhỏ của cây Peelu (hoặc cây Arak), đôi khi là cây óc chó hay olive để làm sạch “bộ nhá” của mình.
Bàn chải từ xương và lông động vật tại Trung Quốc - tiền đề của chiếc bàn chải hiện đại
Chiếc bàn chải tay cầm đầu tiên được tạo ra bởi người Trung Quốc. Ảnh sưu tầm. 
Hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc xuất xứ của chiếc bàn chải tay cầm đầu tiên. Có tài liệu cho rằng, chiếc bàn chải có tay cầm đầu tiên xuất hiện ở thời nhà Đường, số khác thì cho rằng một vị vua thời nhà Minh mới là người “cấp bằng sáng chế” cho loại vật dụng này.
Mặc dù vậy, người ta đều thống nhất ở một quan điểm đó là chiếc bàn tay cầm đầu tiên của loài người được ra đời ở Trung Quốc từ rất lâu rồi. Ngày đó, người Trung Quốc đã sử dụng xương và lông cừu để chế tác ra chiếc bàn chải.
Những chiếc bàn chải được làm từ xương và lông cừu đã nhanh chóng du nhập sang Châu Âu. Ảnh sưu tầm.
Nhờ những đặc tính thuận lợi và tiện ích nên đến khoảng thế kỷ 17, chiếc bàn chải loại này đã được “du nhập” vào châu Âu thông qua khách du lịch. Thời bấy giờ, ở Châu Âu, người ta làm sạch răng miệng bằng biện pháp của văn hóa Hy Lạp. Đó là dùng vải lanh quấn vào khúc gỗ nhọn rồi nhúng qua dung dịch muối và dầu có chứa hàm lượng lưu huỳnh cao.
Tuy vô cùng tiện lợi nhưng do làm bằng lông cừu nên phần lông bàn chải khá cứng. Sau đó người ta đã thay phần lông cừu bằng lông ngựa.

Theo Thanh Thủy/Saostar

>> xem thêm

Bình luận(0)