Một nam sinh viên đại học ở Đài Trung, Đài Loan (Trung Quốc) đến bệnh viện để điều trị sau hơn 3 năm bị nghẹt mũi bên trái và chảy dịch màu vàng. Nam sinh phàn nàn rằng anh đã đến nhiều bệnh viện lớn và tiếp tục dùng thuốc kháng sinh nhưng các triệu chứng vẫn tái phát.
Bác sĩ tại phòng khám kiểm tra thì phát hiện có vật lạ chặn lỗ xoang của nam sinh. Sau khi mở xoang bằng phẫu thuật nội soi, bác sĩ suýt nôn khi lấy ra vật lạ là chiếc băng gạc có mùi hôi thối như chuột chết. Hóa ra, miếng gạc sau khi nhổ răng khôn của nam sinh không rõ bằng cách nào lại kẹt phía trên xoang.
|
Ảnh minh họa. |
Bác sĩ Trần Lượng Vũ - Giám đốc phòng khám tai mũi họng điều trị trường hợp này cho biết, nam sinh viên đại học đã dùng thuốc kháng sinh và thử các phương pháp điều trị bên ngoài như rửa mũi và xịt mũi nhưng tình trạng nghẹt mũi và sổ mũi không bao giờ cải thiện.
Kết quả chẩn đoán xoang phải của nam sinh bình thường nhưng có một dải chất nhầy màu vàng từ lỗ xoang trái chảy ngược vào họng, triệu chứng kéo dài nhiều năm nên đủ tiêu chuẩn chẩn đoán viêm xoang mãn tính. Ngay sau đó, nam sinh được chuyển đến bệnh viện hợp tác để chụp cắt lớp vi tính xác nhận tình trạng xoang trái.
Báo cáo kết quả cho thấy ngoại trừ mủ ở xoang trái, mọi thứ khác đều bình thường. Nhưng bác sĩ Trần rất sốc khi thấy lỗ xoang trái của nam sinh dường như bị chặn bởi một vật lạ "giống như xương", dẫn đến viêm xoang mãn tính, ban đầu người ta suy đoán rằng đó là "heterodontia" (răng không di chuyển vào miệng trong quá trình phát triển phôi thai mà di chuyển vào khoang mũi hay xoang), nhưng không chắc chắn nên phải khuyên nam sinh nên phẫu thuật nội soi xoang.
"Sau khi mở xoang trong quá trình phẫu thuật, một mùi hôi thối bốc ra từ lỗ mũi, rất giống chuột chết đã lâu. Tôi đã suýt nôn ra nhưng ngay sau đó, tôi giữ được bình tĩnh, dùng dụng cụ để kéo ra một vật thể màu đỏ và xám dài khoảng 2 cm, khi kiểm tra kỹ hơn thì hóa ra đó là một quả cầu gạc, đã bị vôi hóa và cứng lại, mọi người có mặt tại hiện trường đều choáng váng", bác sĩ Trần nói.
Nam sinh sau đó nhớ lại rằng rất có thể miếng gạc thời điểm anh nhổ răng khôn đã bị kẹt lại. Lúc đó, anh tưởng mình đã nuốt phải nên cũng không để ý lắm. Chẳng bao lâu sau, mũi trái của anh bắt đầu bị nghẹt và chảy nước, nghĩ mình bị cảm nên đến hiệu thuốc mua thuốc, không ngờ càng uống nhiều thuốc thì tình trạng càng trở nên trầm trọng hơn.
Làm thế nào mà miếng gạc lại đi vào xoang? Bác sĩ giải thích rằng do chân răng hàm trên và đáy xoang là "hàng xóm" nên khi nhổ răng khôn, xoang và nướu có thể thông nhau, nhưng khả năng xảy ra không cao nên mới ít người chú ý. Qua chuyện này nhắc nhở mọi người, gạc để cầm máu sau khi nhổ răng phải được lấy ra, không được dùng quá lực khi dùng gạc, nếu không gạc có thể bị ép vào xoang.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Hàng loạt quốc gia khẩn trương điều tra bệnh "viêm gan" bí ẩn ở trẻ em