Quả na rất giàu vitamin C, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Một quả na trung bình có thể cung cấp 1/5 lượng vitamin C cơ thể cần trong 1 ngày vì vậy rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể.
Na thơm ngon, giàu dinh dưỡng nhưng ai không nên ăn?. Ảnh minh họa
Quả na chứa tới 72% glucose, 14,52% saccharose, 1,73% tinh bột, 2,7% protid và, thành phần dinh dưỡng trong 100g thịt na bao gồm: Năng lượng: 64kcal; nước: 82,5g; protein 1,6g; gluxit: 14,5g; xenluloza: 0,8g; canxi: 35mg; phốt pho: 45mg; vitamin C: 36mg..
Ăn na mang đến lợi ích gì cho sức khỏe?
Tăng cường sức đề kháng
Với một lượng lớn vitamin C trong quả na, đây là chất chống oxy hóa tốt từ thiên nhiên giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật hiệu quả, cũng như phòng tránh các bệnh truyền nhiễm và gốc tự do làm tổn thương các tế bào trong cơ thể.
Tốt cho tim mạch
Trong quả na chín có một hàm lượng Natri và Kali khá dồi dào. Đây được xem là những dưỡng chất tốt trong việc ổn định huyết áp và nhịp tim.
Ngoài ra, hàm lượng chất oxy hóa và vitamin C trong loại quả này cũng giúp hỗ trợ ngăn chặn sự hình thành gốc tự do, cholesterol gây hại, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể để giúp hệ tim mạch hoạt động ổn định và phòng ngừa bệnh tim mạch tốt hơn.
Tốt cho đường ruột
Hàm lượng chất xơ trong quả na cũng tương đối cao. Cho nên việc ăn na thường xuyên cũng sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa rất hiệu quả. Đồng thời chất xơ còn giúp giảm lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa sự hình thành tế bào ung thư trong ruột già giúp lớn niêm mạc thêm khỏe mạnh.
Cải thiện hoạt động của não bộ
Trong quả na chín còn chứa lượng vitamin B6 lớn. Chúng có chức năng giải tỏa và kiểm soát sự căng thẳng. Đó cũng là chất giúp ích rất lớn trong việc chống lại trầm cảm, tránh nguy cơ mắc bệnh parkinson.
Bảo vệ mắt
Hàm lượng vitamin A, C vitamin B2, riboflavin khá lớn trong một quả na chín có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ bảo vệ mắt, cải thiện khả năng nhìn mang lại một đôi mắt sáng khỏe hơn.
Tốt cho da, răng
Nhờ có hàm lượng vitamin A dồi dào, khiến cho quả na trở thành trái cây có khả năng cân bằng độ ẩm và cải thiện tình trạng lão hóa trên da khá tốt. Đồng thời, thịt na còn được xem là một phương thuốc giúp giảm tình trạng mụn nhọt, vết loét trên da. Vỏ na thường sẽ dùng để chữa sâu răng, tránh bị viêm nướu.
Tốt cho phụ nữ mang thai
Na là loại trái cây tốt cho những người phụ nữ mang thai để hỗ trợ kiểm soát tâm trạng, giảm ốm nghén và tê nhức cơ thể. Việc ăn na trong thai kỳ còn giúp tăng sản xuất sữa mẹ, giảm nguy cơ sinh non, sảy thai. Na còn có thể hỗ trợ phát triển não bộ, hệ miễn dịch và hệ thần kinh một cách toàn diện cho thai nhi.
Ai không nên ăn na?
Người thừa cân béo phì
Na là loại quả chứa nhiều đường, cung cấp nhiều năng lượng nên người thừa cân béo phì không nên ăn nhiều. Nếu ăn một quả na loại 200 – 250g thì cũng tương đương với 1 bát cơm, cho nên nếu ăn nhiều các loại quả ngọt này thì việc tăng cân là chuyện đương nhiên.
Người bị mụn nhọt
Một số người có cơ địa hay bị mọc mụn nhọt, rôm sảy, hay bị chắp lẹo mắt thì cũng không nên ăn nhiều na vì hàm lượng đường cao trong quả sẽ làm tăng lượng đường trong máu, là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, nhất là tụ cầu - nguyên nhân gây nên tình trạng mụn nhọt, chốc lở.
Người suy thận
Người suy thận cũng không nên ăn nhiều na vì đây là thực phẩm giàu kali, không tốt cho người mắc bệnh cần ăn kiêng.
Người tiểu đường không ăn nhiều
Đối với người mắc tiểu đường, đặc biệt là phụ nữ mang thai có tiền sử bệnh tiểu đường thì không nên ăn nhiều na bởi trong na có hàm lượng đường tương đối cao.
Cách chọn na ngon ngọt, nhiều cùi, ít hạt
Khi chọn na, với những quả na chín nên chọn những quả na vỏ mềm đó là na dai, vỏ cứng là na bở.
Dù là na dai hay na bở, bạn hãy chọn những quả mắt na to, màu trắng ngà, không thâm đen hay nứt nẻ.
Với những quả na có nhiều vết nứt nẻ, va chạm và ở các vết đó có dấu hiệu chảy nước, tuyệt đối không chọn bởi na ăn sẽ không ngon, vị ủng hoặc có giòi.