Loại quả bổ dưỡng lại là “kẻ thù” của bệnh nhân dạ dày

Google News

Theo các chuyên gia, 5 loại trái cây này có thể gây kích ứng dạ dày và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh, người bị dạ dày không nên ăn.

Với mức sống được cải thiện, chúng ta dần có nhiều lựa chọn hơn trong việc ăn trái cây. Trái cây không chỉ ngon mà còn bổ dưỡng, thường xuyên ăn có thể bổ sung nước và các chất dinh dưỡng cho cơ thể một cách hiệu quả.
Thế nhưng, không phải loại quả nào cũng thích hợp để ăn, đối với một số người, trái cây rất tốt cho việc bồi bổ cơ thể, nhưng đối với những người khác, chúng lại có hại. Hiện nay, người ta mắc nhiều nhất là các bệnh về đường tiêu hóa, vậy bệnh nhân dạ dày không nên ăn những loại trái cây nào?
Theo các chuyên gia, 5 loại trái cây này có thể gây kích ứng dạ dày và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh, người bị dạ dày không nên ăn.
1. Kiwi
Trái kiwi tuy có vị chua ngọt cũng có thể bổ sung vitamin cho cơ thể nhưng do chứa nhiều chất chua hơn nên món này không phù hợp với những bệnh nhân có vấn đề về dạ dày. Cố chấp ăn sẽ gây khó chịu cho dạ dày, trào ngược axit, đau dạ dày, đầy bụng.
Loai qua bo duong lai la “ke thu” cua benh nhan da day
Ảnh minh họa.  
Theo các nghiên cứu, quả kiwi chứa nhiều vitamin C và pectin sẽ kích thích dạ dày, thúc đẩy axit dịch vị tiết ra, tăng gánh nặng cho dạ dày. Nó sẽ gây ra các bệnh về tim mạch và trào ngược axit ở những bệnh nhân có vấn đề về dạ dày, đặc biệt là đối với những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày.
2. Táo gai/sơn trà
Hương vị của quả táo gai tương đối chua, có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa của dạ dày.
Loai qua bo duong lai la “ke thu” cua benh nhan da day-Hinh-2
Ảnh minh họa.  
Những người thường xuyên bị đầy hơi, tích tụ thức ăn, ăn táo gai có thể hỗ trợ điều trị, nhưng đối với những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày thì tốt nhất là không ăn, bởi vì axit tannic trong táo gai khi vào cơ thể sẽ kích thích dạ dày tiết ra axit dịch vị, sẽ gây kích ứng mạnh cho bề mặt vết loét và dễ làm nặng thêm tình trạng loét dạ dày. Nó cũng không có lợi cho việc chữa lành và điều trị vết loét.
3. Dứa
Tin rằng nhiều người thích ăn dứa, đặc biệt là vào mùa hè, bạn có thể thấy những người bán hàng rong bán dứa ở khắp các con đường và ngõ hẻm.
Loai qua bo duong lai la “ke thu” cua benh nhan da day-Hinh-3
Ảnh minh họa.  
Theo nghiên cứu, dứa tuy ngon nhưng trong dứa có một chất gọi là men phân giải protein, khi ăn lúc bụng đói, chất này dễ gây tổn thương dạ dày. Nó cũng sẽ kích thích dạ dày tiết ra quá nhiều axit dịch vị, gây ra cảm giác khó chịu như trào ngược axit, đối với bệnh nhân bị viêm loét dạ dày thì tốt nhất không nên ăn.
4. Quả hồng
Mùa thu đông là thời điểm quả hồng được bán nhiều trên thị trường, mặc dù quả hồng rất giàu dinh dưỡng, vị ngọt béo nhưng không phải ai cũng thích hợp để ăn.
Loai qua bo duong lai la “ke thu” cua benh nhan da day-Hinh-4
Ảnh minh họa.  
Axit tannic và pectin trong quả hồng có thể dễ dàng phản ứng với axit dịch vị tạo thành cục cứng, dễ hình thành sỏi trong dạ dày. Bệnh nhân viêm loét dạ dày, có dạ dày không tốt, nếu ăn hồng không chỉ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, gây khó tiêu mà còn khiến tình trạng viêm loét dạ dày ngày càng xấu đi.
5. Bưởi
Bưởi cũng là một loại trái cây phổ biến trong mùa này, với hương vị ngon và chất dinh dưỡng phong phú, khiến nhiều người thích ăn. Tuy nhiên, bưởi cũng là một loại trái cây có tính axit, sau khi ăn vào sẽ có khả năng kích thích dạ dày tiết ra một lượng lớn axit dịch vị, đến một mức độ nhất định sẽ kích thích bề mặt vết loét, không có lợi cho việc chữa lành.
Loai qua bo duong lai la “ke thu” cua benh nhan da day-Hinh-5
 Ảnh minh họa. 
Hơn nữa, bưởi là thực phẩm tính hàn, không thích hợp với người tỳ vị hư hàn, không ăn để tránh tình trạng thêm trầm trọng.

Mời quý độc giả xem thêm video: Món ăn bài thuốc từ cây Sake. Nguồn video: Vui sống mỗi ngày. 

Kiều Dụ (Theo SH)

>> xem thêm

Bình luận(0)