Để phân biệt và nhận biết thực phẩm chế biến nói chung và ô mai nói riêng có ngậm đường hóa học hay không, bạn nên lưu ý những điểm dưới đây.
Phân biệt bằng mắt thường
Tất cả các loại bánh kẹo, mứt, ô mai thường được sử dụng rất nhiều loại
đường hóa học tạo vị ngọt như ý. Do vậy, bạn cần đọc kỹ thành phần của thực phẩm và tốt nhất nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến, đóng gói này.
Phân biệt bằng vị giác
Thông thường, các loại đường hóa học dễ hòa tan trong nước, không có mùi, không màu nên khó phát hiện. Tuy vậy, bạn vẫn có thể nhận ra chúng khi nếm thử loại đường này. Nếu bạn ăn thấy vị ngọt đậm, hắc, hơi chát và sau khi ăn thường có cảm giác khe khé ở cổ họng, vị đắng ở lưỡi; còn đường mía thường có vị ngọt dịu và mát.
Ngoài ra, sau khi ăn thực phẩm có đường hóa học bạn cảm thấy có vị ngọt lợ, nhất là khi uống nước, thấy lúc nào cũng đọng lại vị ngọt trên miệng thì bạn đã sử dụng thực phẩm chứa đường hóa học.
Mặt khác, nếu ăn phải các loại thực phẩm chứa đường hóa học có thể xuất hiện cảm giác chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, ù tai hoặc dị ứng tùy vào lượng dùng.
|
Thực phẩm, ô mai ngậm đường hóa học khi ăn thường có cảm giác khe khé ở cổ họng, vị đắng ở lưỡi |
Mua sản phẩm uy tín
Thêm một cách khác để tránh mua và ăn phải thực phẩm, ô mai ngậm đường hóa học, bạn nên tránh sử dụng các đồ ăn, đồ uống ngọt ở vỉa hè, không rõ nguồn gốc. Thay vào đó nên tích cực dùng nước ép trái cây tự nhiên, thực phẩm tươi sống, tự chế biến tại nhà để vừa đảm bảo sức khỏe, vừa an toàn cho sức khỏe.
Đồng thời người tiêu dùng nên sử dụng các loại thực phẩm có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo, hạn chế ăn ở các quán hàng ven đường để đảm bảo sức khỏe.
Thử nghiệm tại nhà
Thực tế, đường hóa học như saccharin có tính chất ngọt gấp 300 - 400 lần đường tự nhiên, khi bị phân hủy bởi nhiệt độ và acid giải phóng phenol, làm thức ăn có mùi vị khó chịu. Do vậy, nếu nghi ngờ thực phẩm có chứa đường hóa học, bạn có thể thử nghiệm đun nóng thực phẩm, nếu thực phẩm có mùi vị khó chịu chứng tỏ đã ngậm đường hóa học vượt mức cho phép. Tuy nhiên, cách này chỉ có thể áp dụng với thực phẩm có chứa thành phần saccharin.
Về mặt quản lý, chính quyền địa phương cần tăng cường tuyên truyền cho những người bán hàng về tác hại cũng như cung cấp thông tin, liều lượng cho phép về các loại chất tạo ngọt cho họ. Thanh tra các cấp cần liên tục rà soát kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất và chế biến thực phẩm để phát hiện sai phạm và xử lý kịp thời.