Quan điểm không ăn tinh bột là sai lầm trầm trọng
Theo khuyến cáo của thế giới, 1 ngày tối thiểu phải ăn 130 gram tinh bột vì não của chúng ta hoạt động nhờ đường. Não chỉ sử dụng đường, không sử dụng chất béo, thịt. 50 – 60 % chất bột đường được não sử dụng nên chúng ta bỏ qua bột đường, thấy đường máu cao không ăn nữa là sai lầm.
|
Ảnh minh họa. |
Không ăn tinh bột não cần đường để hoạt động khi đó cơ thể bắt buộc phải chuyển hoá sinh ra chất bột đường từ thịt, từ chất béo, đây là quá trình chuyển hoá phức tạp hơn và sản sinh ra các chất không tốt cho cơ thể vì nó phải đào thải trong quá trình chuyển hoá nên các chuyên gia đã tính toán ít nhất 1 ngày chúng ta cần 130 gram tinh bột nếu ăn không đủ không được.
Nếu ăn 1 bát phở tương đương với khoảng 80 gram tinh bột, 1 bát xôi 120 gram tinh bột, bát cháo 40 gram tinh bột và mỗi người phải biết cân nhắc sao cho tỷ lệ các chất bột đường và chất béo, chất đạm phải tổng hoà.
Bệnh nhân đái tháo đường cũng có nhu cầu năng lượng gần giống như người bình thường. Tuy nhiên nhu cầu này tăng hay giảm còn phụ thuộc vào tuổi, loại lao động, thể trạng béo hay gầy…
Chất bột đường trong bệnh đái tháo đường, đường huyết có chiều hướng tăng vọt sau khi ăn do vậy điều cơ bản trong chế độ ăn của bệnh nhân là phải hạn chế ăn tinh bột.
Tuy nhiên không được giảm qúa nhiều để cơ thể vẫn có thể duy trì được cân nặng và hoạt động bình thường. Tỉ lệ năng lượng do tinh bột được chấp nhận là 50 - 60% (người bình thường là 65%) tổng số năng lượng của khẩu phần. Hạn chế các loại đường đơn và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao (đường, bánh, mứt, kẹo, nước ngọt).
Cách giảm cân an toàn
- Giảm năng lượng khẩu phần bằng cách giảm thực phẩm giàu năng lượng, không chỉ giảm tinh bột mà còn phải giảm tối đa chất béo, đường, đồ ngọt, trái cây ngọt. Bạn vẫn cần ăn tinh bột, chỉ lưu ý giảm 1/3-1/2 khẩu phần. Ví dụ trước ăn một chén cơm mỗi bữa thì nay ăn từ 2/3 hoặc 1/2 chén, không nên ăn gạo quá trắng, có thể thay thế bằng bún, miến, mì, khoai hoặc các loại củ khác.
- Ăn đủ thịt, cá, trứng, đậu đỗ… Nên chọn thịt, cá nạc, ăn cá nhiều hơn thịt. Phương thức chế biến tốt nhất là luộc, hấp, nướng ít dầu mỡ.
- Không ăn mỡ, da, phủ tạng động vật, nước luộc thịt. Không ăn bánh kẹo, nước ngọt, thực phẩm chế biến nhiều đường.
- Nên ăn nhiều rau, trái cây, chọn loại ít ngọt và ăn cả xác. Không nên uống nước ép trái cây vì khi ép trái cây thường mất đi vitamin chất khoáng, chất xơ, còn đường trong nước trái cây sẽ hấp thu rất nhanh làm tăng mỡ cơ thể nhanh hơn.
- Duy trì ăn đủ 3 bữa chính trong ngày gồm sáng trưa chiều. Uống thêm 1-2 ly sữa không đường tách béo giúp cơ thể không bị thiếu chất do khẩu phần ăn giảm.
- Không bao giờ ăn quá no trong một bữa, không bỏ bữa sáng, không ăn sau 20h.