Khoai lang, khoai tây mọc mầm có nên ăn?

Google News

Tuy không nguy hiểm như mầm khoai tây nhưng khoai lang mọc mầm cũng được khuyến cáo là không nên ăn vì chứa độc tố.

Củ khoai tây mọc mầm
Khoai tây là loại thực phẩm quen thuộc trong mỗi gia đình. Trong khoai tây có chứa chất solanin; khoai tây thông thường có hàm lượng solanin thấp và sẽ không gây hại cho cơ thể. Nhưng khi đã nảy mầm; chất solanin sẽ tăng lên một lượng lớn và thành một chất độc gây hại cho con người; mà dù đun nóng cũng không thể loại bỏ được.
Người dùng cũng nên chú ý đến những củ khoai tây có màu xanh, giống như khoai tây mọc mầm; thực tế là tín hiệu tăng solanin trong loại củ này.
Khoai lang, khoai tay moc mam co nen an?
Chất solanin có trong khoai tây phân bố chủ yếu trên biểu bì xanh; nếu còn ít biểu bì xanh, sau khi loại bỏ bề mặt có thể ăn được solanin. Tuy nhiên, nếu ăn 200mg solanin (tầm 50gram khoai tây xanh hoặc đã mọc mầm) thì có thể bị ngộ độc thực phẩm.
Nếu không thể đánh giá được độ nảy mầm hay độ xanh của khoai tây; thì nên vứt bỏ chúng ngay lập tức không cần phải suy nghĩ, đắn đo.
Khoai tây tốt nhất nên bảo quản ở nhiệt độ thấp (chừng 4 độ C); tránh tiếp xúc với ánh sáng, ví như ngăn đá tủ lạnh.
Cũng có thể để một lượng nhỏ khoai tây cùng với táo và chuối; khí ethylene do táo và chuối thoát ra có thể ức chế tỷ lệ nảy mầm của khoai tây rất hiệu quả.
Lạc
Lạc là một loại thực phẩm dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể người. Tuy nhiên hạt lạc mọc mầm, thành phần dinh dưỡng của chúng giảm xuống rất thấp, đồng thời trong quá trình nảy mầm, hàm lượng nước tăng cao càng dễ bị nhiễm độc.
Độc tố được sản sinh trong quá trình mầm phát triển. Loại độc tố này có hại cho cơ thể người, gây nên bệnh ung thư gan. Lúc đầu mầm có màu vàng, sau chuyển thành màu xanh vàng, cuối cùng là màu xanh lục.
Khoai lang, khoai tay moc mam co nen an?-Hinh-2
Thủ phạm gây lạc mốc là một loài nấm mốc rất nguy hiểm có tên là aspergillus flavus tiết ra độc tố aflatoxin cực kỳ nguy hiểm. Độc tố này chủ yếu gây nhiễm độc gan. Aflatoxin còn là độc tố gây ung thư rất bền ở nhiệt độ cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng ở nhiệt độ tới 1500C trong nửa giờ, các bào tử nấm đều bị diệt nhưng độc tố của chúng vẫn không bị phá huỷ hoàn toàn. Ăn phải vẫn rất nguy hiểm.
Củ gừng mọc mầm
Khoai lang, khoai tay moc mam co nen an?-Hinh-3
Gừng mọc mầm không những không còn giá trị dinh dưỡng gì mà ngược lại nó còn làm giảm giá trị dinh dưỡng của người ăn. Hơn nữa, gừng bị mốc hỏng còn chứa độc tố safrole, loại độc tố có khả năng gây tổn thương và ung thư gan. Vì vậy, khi chọn mua củ gừng bạn nên chọn loại củ có màu sắc tươi sáng, cầm chắc tay, không dập, hỏng mốc để đảm bảo sức khoẻ.
Khoai lang
Tuy không nguy hiểm như mầm khoai tây nhưng khoai lang mọc mầm cũng được khuyến cáo là không nên ăn vì chứa độc tố. Chất độc này có thể gây nôn mửa, đau bụng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn...
Khoai lang, khoai tay moc mam co nen an?-Hinh-4
Nếu thấy khoai có mầm, hãy khoét bỏ phần mầm đi và ngâm khoai trong nước muối rồi mới sử dụng. Ngoài ra khi mua khoai lang về, chúng ta nên bảo quản khoai ở nơi khô ráo, mát mẻ, tránh ánh sáng, gió lùa, nơi có không khí nóng và ẩm sẽ khiến khoai mau chóng mọc mầm.
Củ sắn mọc mầm
Khi củ sắn mọc mầm sẽ sinh ra các chất alkaloid solanine cực độc. Chất độc này có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, ói mửa, đau tức ngực và thậm chí còn gây tử vong.
Hành mọc mầm
Đối với các loại củ sử dụng làm gia vị trong các bữa ăn hằng ngày như tỏi, hành khô... khoa học đã chứng minh khi củ mọc mầm không gây độc tố. Tuy không độc nhưng khi ăn phải hành mọc mầm sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng.
Nguyên nhân là do khi bị mọc mầm, các chất dinh dưỡng sẽ được nuôi cái mầm đó nên khiến hành bị xốp, mất đi chất tinh dầu không còn thơm ngon và dậy mùi nữa. Bởi vậy, mọi người cũng không nên ăn hành khi đã mọc mầm.
Giang Thu

>> xem thêm

Bình luận(0)