Tinh bột trong khoai tây mọc mầm chuyển đổi thành các loại đường. Đường này sẽ biến đổi thành các alcaloit còn gọi là solanine và chaconine – alpha. Các alcaloit thường tập trung trong thân, lá, mầm khoai tây, đặc biệt là khu vực vỏ màu da xanh lá cây trên củ. (Ảnh: ABLW)Ăn khoai tây mọc mầm, trường hợp nhẹ sẽ gây ra các vấn đề ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Nghiêm trọng hơn, người dùng sẽ gặp các vấn đề về thần kinh, mê sảng, tiêu chảy, sốt, ảo giác, đau đầu, sốc, hạ thân nhiệt, đau bụng, nôn,...Ngay cả khi cắt bỏ phần khoai mọc mầm, gọt vỏ dày, nấu kỹ thì bạn vẫn nên thận trọng. Có thể nói, khoai tây mọc mầm không thích hợp để làm thực phẩm. Thay vì vứt bỏ, chị em có thể tham khảo mẹo tận dụng khoai tây mọc mầm dưới đây, vừa hữu ích vừa không gây hại.Trồng lại. Khoai tây mọc mầm có thể tận dụng để làm giống. Bạn chỉ cần chuẩn bị một chiếc chậu nhỏ, dùng dao cắt bỏ phần củ khoai tây nảy mầm rồi vùi vào đất, tưới một chút nước để giữ ẩm. Chậu khoai nên đặt ở ban công để cây quang hợp, phát triển thuận lợi. Chăm sóc khoai tây không khó, bạn chỉ cần tưới đủ nước, bón phân. Sau khoảng hơn 2 tháng là có thể thu hoạch.Làm sạch dầu mỡ. Những vật dụng như máy hút mùi, nồi chảo thường bám mỡ sau thời gian sử dụng. Nếu không được vệ sinh, lớp mỡ dày thu hút bụi bẩn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Để loại bỏ, bạn có thể tận dụng khoai tây mọc mầm cắt thành từng miếng nhỏ, chà xát trực tiếp lên máy hút mùi.Khoai tây chứa nhiều tinh bột, có khả năng thấm hút và loại bỏ dầu mỡ rất tốt. Sau khi chà sạch, bạn nên dùng khăn lau lại một lần. Vết dầu mỡ sẽ được loại bỏ một cách hiệu quả.Làm sạch quần áo. Quần áo ngấm dầu mỡ vừa khó giặt vừa dễ để lại vết ố. Để làm sạch bộ đồ, bạn cắt một miếng khoai tây nhỏ, rắc chút muối lên bề mặt cắt rồi chà trực tiếp lên vết bẩn. Khoai tây sẽ từ từ hấp thụ dầu mỡ, vừa thuận tiện vừa tiết kiệm.Làm sạch ấm đun nước. Ấm đun nước lâu ngày dễ bị lắng cặn. Để loại bỏ dễ dàng, bạn tiến hành gọt vỏ khoai tây mọc mầm. Tiếp đó, cho vỏ khoai tây vào ấm, đổ nước sạch ngập lớp vỏ rồi đun sôi.Dùng tay lắc mạnh ấm nhiều lần rồi đổ nước và vỏ khoai tây ra ngoài. Các chất trong vỏ khoai tây sẽ làm sạch những vết bẩn mà không cần dùng sức.Tương tự, khoai tây còn có thể làm sạch đồ trang sức bạc, không lo bị mài mòn. Khi thực hiện, bạn cắt vài lát khoai tây cho vào nước soda. Đun sôi hỗn hợp rồi lấy bông gòn thấm hỗn hợp chà lên bề mặt đồ cần làm sạch. Chỉ sau ít phút, trang sức bạc sẽ sáng đẹp. Mời độc giả xem thêm video: Vệ sinh bàn ủi thế nào đúng cách (Nguồn video: THĐT)
Tinh bột trong khoai tây mọc mầm chuyển đổi thành các loại đường. Đường này sẽ biến đổi thành các alcaloit còn gọi là solanine và chaconine – alpha. Các alcaloit thường tập trung trong thân, lá, mầm khoai tây, đặc biệt là khu vực vỏ màu da xanh lá cây trên củ. (Ảnh: ABLW)
Ăn khoai tây mọc mầm, trường hợp nhẹ sẽ gây ra các vấn đề ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Nghiêm trọng hơn, người dùng sẽ gặp các vấn đề về thần kinh, mê sảng, tiêu chảy, sốt, ảo giác, đau đầu, sốc, hạ thân nhiệt, đau bụng, nôn,...
Ngay cả khi cắt bỏ phần khoai mọc mầm, gọt vỏ dày, nấu kỹ thì bạn vẫn nên thận trọng. Có thể nói, khoai tây mọc mầm không thích hợp để làm thực phẩm. Thay vì vứt bỏ, chị em có thể tham khảo mẹo tận dụng khoai tây mọc mầm dưới đây, vừa hữu ích vừa không gây hại.
Trồng lại. Khoai tây mọc mầm có thể tận dụng để làm giống. Bạn chỉ cần chuẩn bị một chiếc chậu nhỏ, dùng dao cắt bỏ phần củ khoai tây nảy mầm rồi vùi vào đất, tưới một chút nước để giữ ẩm. Chậu khoai nên đặt ở ban công để cây quang hợp, phát triển thuận lợi. Chăm sóc khoai tây không khó, bạn chỉ cần tưới đủ nước, bón phân. Sau khoảng hơn 2 tháng là có thể thu hoạch.
Làm sạch dầu mỡ. Những vật dụng như máy hút mùi, nồi chảo thường bám mỡ sau thời gian sử dụng. Nếu không được vệ sinh, lớp mỡ dày thu hút bụi bẩn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Để loại bỏ, bạn có thể tận dụng khoai tây mọc mầm cắt thành từng miếng nhỏ, chà xát trực tiếp lên máy hút mùi.
Khoai tây chứa nhiều tinh bột, có khả năng thấm hút và loại bỏ dầu mỡ rất tốt. Sau khi chà sạch, bạn nên dùng khăn lau lại một lần. Vết dầu mỡ sẽ được loại bỏ một cách hiệu quả.
Làm sạch quần áo. Quần áo ngấm dầu mỡ vừa khó giặt vừa dễ để lại vết ố. Để làm sạch bộ đồ, bạn cắt một miếng khoai tây nhỏ, rắc chút muối lên bề mặt cắt rồi chà trực tiếp lên vết bẩn. Khoai tây sẽ từ từ hấp thụ dầu mỡ, vừa thuận tiện vừa tiết kiệm.
Làm sạch ấm đun nước. Ấm đun nước lâu ngày dễ bị lắng cặn. Để loại bỏ dễ dàng, bạn tiến hành gọt vỏ khoai tây mọc mầm. Tiếp đó, cho vỏ khoai tây vào ấm, đổ nước sạch ngập lớp vỏ rồi đun sôi.
Dùng tay lắc mạnh ấm nhiều lần rồi đổ nước và vỏ khoai tây ra ngoài. Các chất trong vỏ khoai tây sẽ làm sạch những vết bẩn mà không cần dùng sức.
Tương tự, khoai tây còn có thể làm sạch đồ trang sức bạc, không lo bị mài mòn. Khi thực hiện, bạn cắt vài lát khoai tây cho vào nước soda. Đun sôi hỗn hợp rồi lấy bông gòn thấm hỗn hợp chà lên bề mặt đồ cần làm sạch. Chỉ sau ít phút, trang sức bạc sẽ sáng đẹp.
Mời độc giả xem thêm video: Vệ sinh bàn ủi thế nào đúng cách (Nguồn video: THĐT)