Hội chứng Hellp thường xảy ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ nhưng cũng có thể sau sinh. Theo trang Cleveland Clinic, tên hội chứng Hellp là viết tắt của:
- H: Tan máu
- EL: Tăng men gan
- LP: Số lượng tiểu cầu thấp (giảm tiểu cầu)
Hội chứng Hellp rất hiếm gặp, xảy ra ở 0,1% tới 1% phụ nữ mang thai. Phụ nữ bị tiền sản giật hoặc sản giật có nguy cơ mắc hội chứng Hellp cao hơn. Cứ 5 phụ nữ bị tiền sản giật hoặc sản giật thì có 1 người phát triển hội chứng Hellp.
|
Ảnh minh họa: FH. |
Các yếu tố nguy cơ khác của hội chứng Hellp bao gồm:
- Tuổi tác, nguy cơ gia tăng đối với phụ nữ trên 25 tuổi
- Tiền sử mắc hội chứng Hellp ở lần mang thai trước
- Nguy cơ tăng đối với phụ nữ đã sinh con nhiều lần trước đó
- Phụ nữ da trắng có nguy cơ cao hơn
Phụ nữ có thể nhận thấy các triệu chứng của hội chứng Hellp khi đang mang thai hoặc ngay sau khi sinh con, bao gồm:
- Đau bụng, thường ở hạ sườn phải hoặc vùng giữa thượng vị. Đây là triệu chứng phổ biến nhất
- Nhìn mờ
- Khó chịu và mệt mỏi
- Phù và tăng cân nhanh chóng
- Buồn nôn và ói mửa
- Mờ mắt hoặc đau đầu (ít gặp hơn)
Trong một số trường hợp, người bệnh cũng có thể bị chảy máu không kiểm soát được, co giật hoặc run rẩy,...
Nếu không được điều trị, hội chứng Hellp có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:
- Các cục máu đông xuất hiện trong lòng mạch
- Suy thận
- Phù phổi cấp
- Rau bong non
- Xuất huyết
Kiểm soát hội chứng Hellp có thể bao gồm dùng thuốc để hạ huyết áp và ngăn ngừa co giật. Một số phụ nữ cần được truyền máu. Cũng có trường hợp phụ nữ mắc hội chứng này cần sinh con sớm.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Hội chứng bệnh lạ ở trẻ em liên quan Covid-19