Đột nhiên cảm thấy tê tay khi chơi điện thoại trong một thời gian dài hoặc cảm thấy tê sau khi bế trẻ con, cầm vật nặng là hiện tượng khá nhiều người mắc phải nhưng không mấy ai để ý, cho rằng đây là hiện tượng sinh lý bình thường.
Trên thực tế còn có một nguyên nhân gây tê tay phổ biến khác, đó là hội chứng ống cổ tay. Hội chứng này nhẹ thì gây đau, cản trở, nặng thì teo cơ, mất cảm giác, khó thực hiện động tác đơn giản.
Ngoài việc nghịch điện thoại di động và bế trẻ con, nếu bạn duy trì một tư thế trong thời gian dài, cộng với việc cử động các ngón tay quá mức, có thể gây ra hội chứng ống cổ tay.
|
Ảnh minh họa. |
Hội chứng ống cổ tay là gì?
Hội chứng ống cổ tay là một loại hội chứng chèn ép dây thần kinh do dây thần kinh giữa ở cổ tay bị chèn ép dai dẳng. Triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng ống cổ tay là tê và đau bất thường ở nửa hướng tâm của mỗi ngón tay, khi nặng sẽ lan xuống cẳng tay, cánh tay trên và thậm chí cả vai.
Thông thường, các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay nghiêm trọng nhất vào ban đêm. Điều này là do việc gập và duỗi cổ tay sẽ làm tăng áp lực lên ống cổ tay và việc để cổ tay gập trong thời gian dài khi ngủ vào ban đêm có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng, khiến bệnh nhân cảm thấy bỏng rát và tê tay rõ rệt khi thức dậy.
|
Ảnh minh họa. |
Bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay nhẹ nên tiến hành lắc tay sau khi thức dậy vào buổi sáng, có thể giảm bớt sự khó chịu ở một mức độ nhất định.
Bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay từ trung bình đến nặng có thể bị teo cơ và các mức độ yếu cơ khác nhau, hoặc thậm chí mất hoàn toàn cảm giác ở vùng bẩm sinh giữa. Biểu hiện cụ thể là lực tay của bệnh nhân không đủ, không thể thực hiện một số hoạt động nhẹ nhàng như vặn nắp chai, xâu kim chỉ, đây là những động tác rất khó khăn đối với bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay nặng.
Các tác nhân gây ra hội chứng ống cổ tay là gì?
Bất kỳ yếu tố nào làm tăng áp lực tại vị trí ống cổ tay và chèn ép dây thần kinh giữa trong lòng ống cổ tay đều có khả năng gây ra hội chứng ống cổ tay.
Các nguyên nhân là duy trì một tư thế trong thời gian dài, sử dụng tay nhiều lần để lao động và có tiền sử căng thẳng nghề nghiệp, chẳng hạn như các lập trình viên duy trì một tư thế trong thời gian dài do sử dụng máy tính, bàn phím hoặc chuột tại nơi làm việc, thợ mộc và đầu bếp làm việc bằng tay nhiều cũng có tỷ lệ mắc hội chứng ống cổ tay tương đối cao.
|
Ảnh minh họa. |
Điều trị hội chứng ống cổ tay
Nếu được chẩn đoán mắc hội chứng ống cổ tay, bạn cũng đừng quá lo lắng, có thể áp dụng các phương pháp điều trị trúng đích sau đây.
1. Hội chứng ống cổ tay nhẹ
Điều trị hội chứng ống cổ tay nhẹ tương đối đơn giản, nguyên tắc chính là giảm bớt các hoạt động của tay, ít lặp đi lặp lại các động tác và để cho bàn tay làm việc quá sức được nghỉ ngơi tốt, để ngăn ngừa phù nề dây chằng ngang cổ tay và giảm áp lực lên dây thần kinh giữa.
Nếu tay vẫn thường xuyên sử dụng không tự chủ trong giai đoạn đầu điều trị, bệnh nhân cũng có thể sử dụng nẹp cổ tay để hỗ trợ điều trị, chườm nóng và vật lý trị liệu cũng có ích. Thông thường hầu hết bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay nhẹ có thể thuyên giảm rất nhiều sau một thời gian trị liệu.
2. Hội chứng ống cổ tay vừa và nặng
Bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay vừa và nặng khó đạt được mục đích giảm triệu chứng thông qua nghỉ ngơi hơn, thông thường phải kết hợp điều trị bằng thuốc, dùng thuốc giảm đau, thuốc dưỡng thần kinh để giảm triệu chứng.
Nếu nghỉ ngơi hợp lý và dùng thuốc không thể làm giảm các triệu chứng, bạn có thể cân nhắc tiêm thuốc vào vùng bị ảnh hưởng. Thông thường, hiệu quả của việc tiêm thuốc nhanh hơn, nhưng không nên sử dụng phương pháp này thường xuyên.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Cô gái 22 tuổi bị điện giật tử vong khi sạc pin điện thoại