Tiểu đường thai kỳ là một biến chứng thai kỳ ngày càng phổ biến và có thể để lại hậu quả sức khỏe kéo dài cho các bà mẹ và trẻ.
Theo GS Gita Mishra tại Đại học Queensland, dậy thì sớm ở bé gái là chỉ dấu đáng kể cho một số kết quả sức khỏe bất lợi bao gồm cả tiểu đường thai kỳ.
|
Nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ có thể đến từ việc mẹ bầu dậy thì quá sớm. |
Tuổi trung bình người nữ có kinh lần đầu trong đời thường ở khoảng 13 tuổi. Những trẻ gái nào có sớm hơn, trước tuổi 11, thường dễ bị tăng trọng thời thơ ấu, tới tuổi thiếu niên sẽ ít hoạt động thể lý nên lớn lên sẽ bị béo phì mãn tính. Nhóm trẻ này có tỷ lệ phát triển tiểu đường thai kỳ cao đến 51% so với trẻ có kinh lúc 13 tuổi. Ở cuộc khảo sát của Úc, trong 5.000 phụ nữ đã có 357 người được chẩn đoán là bị tiểu đường thai kỳ, tức chiếm 7,5%.
Ông cho biết nghiên cứu về chủ đề này có vai trò đặc biệt quan trọng với sức khỏe cộng đồng do việc các bé gái có kinh lần đầu sớm hơn đang trở thành xu hướng toàn cầu.
Tất nhiên, ngoài lý do có kinh sớm kể trên, bệnh đái tháo đường lúc mang thai còn phát sinh từ nhiều yếu tố, bao gồm trình độ học vấn của các bà mẹ, hoạt động thể lực, có con sớm, hội chứng buồng trứng đa nang do tình trạng bội dư hoóc-môn và chỉ số khối cơ thể BMI.
Nhiều phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ bị thừa cân hoặc béo phì. Việc khuyến khích những người dậy thì sớm kiểm soát cân nặng của họ trước khi mang thai có thể giúp giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ.