Để con có thói quen ngậm thức ăn sẽ làm hỏng răng sữa của bé: Ngậm thức ăn rất lâu trong miệng mà không chịu nhai là thói quen ở rất nhiều trẻ nhỏ. Điều này dễ khiến sự phát triển hàm ở trẻ không cân xứng. Răng không được cọ xát với thức ăn, dễ khiến cho các loại vi khuẩn phát triển gây sâu răng, bệnh nha chu, sưng lợi ở trẻ.Cho con uống sữa, nước trái cây trước khi đi ngủ sẽ khiến lượng đường trong khoang miệng tăng cao vào ban đêm và dễ làm hỏng răng bé. Mẹ nên nhẹ nhàng lau sạch khoang miệng bé bằng vải mềm hoặc bàn chải nếu con đã có răng.Đưa con đến nha sĩ quá muộn cũng là một trong những lý do khiến bé hỏng răng. Vì thế để đảm bảo cho bé có một hàm răng khỏe đẹp, cha mẹ cần đưa bé đi khám răng lần đầu ngay khi thôi nôi hoặc khi mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Sau đó, cần cho bé khám định kì 6 tháng một lần.Cho bé nhai đá uống quá nhiều nước lạnh sẽ làm hại răng sữa của bé. Đá, hay nước lạnh vừa lạnh vừa cứng có thể làm tổn hại răng bé nghiêm trọng. Nó có thể gây ra những vết nứt nhỏ trong bề mặt men răng dẫn đến mẻ răng, vỡ răng theo thời gian.Cho bé ăn quá nhiều trái cây khô như nho khô, việt quất, xoài, dứa khô... đều có thể gây hại răng. Với tính axit cao, chúng để lại nhiều hậu quả khi dính vào răng, làm trầm trọng thêm các tổn thương răng của bé.Cho bé uống nước ngọt, nước có ga đặc biệt gây hại cho răng, gây xói mòn men răng vì nó có tính axit, hoặc những chất hóa học có hại.Cho bé uống nước nóng quá hoặc nước chè người lớn vì nó có thể có thể làm đổi màu răng, gây khô miệng và dễ bị sâu răng. Tanin trong trà là một chất nhuộm màu mạnh hơn rất nhiều so với caffeine.Bơi cũng có thể làm hại răng bé. Các hóa chất được đưa vào bể bơi, đặc biệt là clo gây nguy cơ xói mòn men răng nhanh chóng. Lưu ý nên hướng dẫn bé khép miệng khi bơi để hạn chế nguy cơ.Dùng bàn chải cũ hoặc quá cứng sẽ gây tổn hại răng và lợi của bé. Bạn nên lưu ý chọn bàn chải lông mềm, thay bàn chải thường xuyên cho con.Đánh răng quá nhiều cũng không phải là việc làm tốt. Nếu bạn đánh răng cho bé liên tục nhiều lần trong ngày sẽ gây ảnh hưởng men răng và tổn thương cho răng.
Để con có thói quen ngậm thức ăn sẽ làm hỏng răng sữa của bé: Ngậm thức ăn rất lâu trong miệng mà không chịu nhai là thói quen ở rất nhiều trẻ nhỏ. Điều này dễ khiến sự phát triển hàm ở trẻ không cân xứng. Răng không được cọ xát với thức ăn, dễ khiến cho các loại vi khuẩn phát triển gây sâu răng, bệnh nha chu, sưng lợi ở trẻ.
Cho con uống sữa, nước trái cây trước khi đi ngủ sẽ khiến lượng đường trong khoang miệng tăng cao vào ban đêm và dễ làm hỏng răng bé. Mẹ nên nhẹ nhàng lau sạch khoang miệng bé bằng vải mềm hoặc bàn chải nếu con đã có răng.
Đưa con đến nha sĩ quá muộn cũng là một trong những lý do khiến bé hỏng răng. Vì thế để đảm bảo cho bé có một hàm răng khỏe đẹp, cha mẹ cần đưa bé đi khám răng lần đầu ngay khi thôi nôi hoặc khi mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Sau đó, cần cho bé khám định kì 6 tháng một lần.
Cho bé nhai đá uống quá nhiều nước lạnh sẽ làm hại răng sữa của bé. Đá, hay nước lạnh vừa lạnh vừa cứng có thể làm tổn hại răng bé nghiêm trọng. Nó có thể gây ra những vết nứt nhỏ trong bề mặt men răng dẫn đến mẻ răng, vỡ răng theo thời gian.
Cho bé ăn quá nhiều trái cây khô như nho khô, việt quất, xoài, dứa khô... đều có thể gây hại răng. Với tính axit cao, chúng để lại nhiều hậu quả khi dính vào răng, làm trầm trọng thêm các tổn thương răng của bé.
Cho bé uống nước ngọt, nước có ga đặc biệt gây hại cho răng, gây xói mòn men răng vì nó có tính axit, hoặc những chất hóa học có hại.
Cho bé uống nước nóng quá hoặc nước chè người lớn vì nó có thể có thể làm đổi màu răng, gây khô miệng và dễ bị sâu răng. Tanin trong trà là một chất nhuộm màu mạnh hơn rất nhiều so với caffeine.
Bơi cũng có thể làm hại răng bé. Các hóa chất được đưa vào bể bơi, đặc biệt là clo gây nguy cơ xói mòn men răng nhanh chóng. Lưu ý nên hướng dẫn bé khép miệng khi bơi để hạn chế nguy cơ.
Dùng bàn chải cũ hoặc quá cứng sẽ gây tổn hại răng và lợi của bé. Bạn nên lưu ý chọn bàn chải lông mềm, thay bàn chải thường xuyên cho con.
Đánh răng quá nhiều cũng không phải là việc làm tốt. Nếu bạn đánh răng cho bé liên tục nhiều lần trong ngày sẽ gây ảnh hưởng men răng và tổn thương cho răng.