Gặp 2 kiểu người này, tuyệt đối đừng ép rượu kẻo hối hận cả đời

Google News

Khi mời rượu, xin hãy bỏ qua những người mặt đỏ và tái trắng, họ là những người không thể phân hủy rượu đúng cách, dễ bị ngộ độc, đột tử.

Trên bàn rượu, người ta thường bắt gặp hai loại người, một loại người uống rất ít đỏ mặt, loại còn lại càng uống sắc mặt lại càng tái trắng. Tại sao khuôn mặt của một số người thay đổi khi họ uống rượu? Mối quan hệ giữa biểu hiện trên khuôn mặt và việc uống rượu là gì?
Uống rượu bị đỏ mặt, đó là ngộ độc!
Nếu bạn muốn biết lý do cho những thay đổi trên khuôn mặt sau khi uống rượu, trước tiên bạn phải hiểu chất cồn trong rượu tức là ethanol đi qua cơ thể và cơ thể chúng ta xử lý như thế nào.
Sau khi rượu vào cơ thể con người, ethanol sẽ trải qua 3 quá trình trao đổi chất chính, bước đầu tiên, ethanol được chuyển hóa thành acetaldehyde; bước thứ hai, acetaldehyde được chuyển hóa thành axit axetic; bước thứ ba, axit axetic được chuyển hóa thành carbon dioxide và nước và đào thải ra ngoài.
Vì quá trình trao đổi chất lần 3 diễn ra rất đơn giản nên bạn đừng quá chú ý. Hai bước đầu tiên mới ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển hóa rượu trong cơ thể.
Gap 2 kieu nguoi nay, tuyet doi dung ep ruou keo hoi han ca doi
Ảnh minh họa. 
Trong hai bước đầu tiên này, các vai trò chính là enzym "Alcohol Dehydrogenase (ADH)" đóng vai trò trong bước đầu tiên chịu trách nhiệm phân hủy ethanol thành acetaldehyde và enzym "Acetaldehyde dehydrogenase (ALDH)" đóng vai trò trong bước thứ hai chịu trách nhiệm phân hủy acetaldehyde thành axit axetic.
Mức tiêu thụ rượu của một người về cơ bản được xác định bởi hoạt động của hai loại enzym này trong cơ thể người đó.
Uống rượu bị đỏ mặt chính xác là do rượu bị phân hủy quá nhanh và tốc độ phân hủy acetaldehyde không thể theo kịp, acetaldehyde được tạo ra từ quá trình phân hủy rượu bị tích tụ trong cơ thể.
Nguyên nhân khiến tốc độ phân hủy của rượu nhanh hơn acetaldehyde có thể là do enzyme phân hủy ethanol quá mạnh, hoặc enzyme phân hủy acetaldehyde quá yếu.
Acetaldehyde là chất độc và là chất gây ung thư. Một mặt, nó trực tiếp kích thích hệ tuần hoàn của con người, làm giãn mạch máu, khiến mặt đỏ bừng (một số người thì đỏ bừng cả người). Mặt khác, nó cũng kích thích sự tiết hormone tuyến thượng thận, dẫn đến nhịp tim nhanh hơn và các hoạt động khác. Vì vậy, uống rượu đỏ mặt là một triệu chứng của ngộ độc acetaldehyde.
Những người đỏ mặt sau khi uống rượu, chỉ cần uống một chút rượu là cơ thể bắt đầu tích tụ acetaldehyde độc hại gây khó chịu, do đó tửu lượng thường rất yêu.
Nếu cố chấp uống rượu, một lượng lớn acetaldehyde gây ung thư sẽ tích tụ trong cơ thể (chủ yếu ở gan), làm tăng nguy cơ ung thư gan. Vì vậy, khi mời rượu, xin hãy buông tha cho những người đỏ mặt.
Gap 2 kieu nguoi nay, tuyet doi dung ep ruou keo hoi han ca doi-Hinh-2
 
Đang uống mà tái mặt, nguy hiểm hơn nữa!
So với những người uống rượu bị đỏ mặt, những người uống rượu bị tái mặt còn thê thảm hơn, không chỉ các enzym phân hủy acetaldehyde trong cơ thể họ quá yếu, mà các enzym phân hủy rượu ở bước đầu tiên cũng yếu. Một lượng lớn cồn không thể bị phân hủy sẽ ở lại trong cơ thể, trực tiếp đi vào hệ tuần hoàn máu và gây hại.
Nói đến người uống rượu mà sắc mặt tái mét, do một lượng lớn rượu đi vào máu, các mao mạch ngoại vi của cơ thể sẽ co lại, một lượng lớn máu sẽ tập trung ở vùng lõi của cơ thể nên tạo thành hiện tượng sẽ nhợt nhạt.
Khi nồng độ cồn trong dịch cơ thể không vượt quá 0,1%, những người này sẽ uống rượu một cách sảng khoái, nhưng một khi nồng độ cồn trong dịch cơ thể vượt quá 0,1%, những người uống rượu bị tái mặt có nguy cơ đột tử, thường sẽ rơi vào hôn mê cũng dễ bị ngộ độc rượu cấp tính.
Ngay cả khi các trường hợp trên không xảy ra, những người uống rượu và mặt tái xanh vẫn phải đối mặt với nguy cơ ung thư gan do uống một lượng lớn rượu.
Vì vậy, khi mời rượu, xin hãy bỏ qua những người mặt tái trắng, họ là những người không thể phân hủy rượu đúng cách.
Kiều Dụ

>> xem thêm

Bình luận(0)