Dấu hiệu cơ thể đang thiếu canxi, cần bổ sung gấp

Google News

Khi cơ thể thiếu canxi, hệ thần kinh cũng chịu nhiều ảnh hưởng xấu, chúng ta có nguy cơ bị co giật hoặc co thắt cơ rất cao.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng canxi là nguyên tố cực kỳ quan trọng đối với hoạt động sống của chúng ta, chúng chiếm từ 1,5 - 2% trên tổng trọng lượng toàn bộ cơ thể.
Nguyên tố này tồn tại ở nhiều cơ quan, bộ phận, ví dụ như: xương, răng, móng chân, móng tay,…Nhờ canxi mà xương khớp phát triển tốt, nếu muốn sở hữu bộ xương chắc khỏe
Các dấu hiệu liên quan đến xương khớp, răng và móng tay
Nếu bị thiếu canxi, bệnh nhân sẽ đối mặt với một số hiện tượng như chuột rút, thường xuyên bị đau ở bắp đùi, nách hoặc là cánh tay,…
Chính vì thế mọi vận động của chúng ta gặp rất nhiều khó khăn và bị ảnh hưởng không nhỏ. Thậm chí, nếu phải giữ nguyên một tư thế quá lâu, đôi lúc bạn sẽ cảm thấy tê mỏi chân tay, lưng hoặc vai gáy.
Đối với người cao tuổi, tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, họ có thể đối mặt với vấn đề loãng xương, thoái hóa các đốt sống,… Nếu không điều trị sớm, bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động của chúng ta.
Dau hieu co the dang thieu canxi, can bo sung gap
Bác sĩ chỉ rõ dấu hiệu cơ thể đang thiếu canxi cần bổ sung cho đúng.
Các dấu hiệu liên quan tới hệ thần kinh
Khi cơ thể thiếu canxi, hệ thần kinh cũng chịu nhiều ảnh hưởng xấu, chúng ta có nguy cơ bị co giật hoặc co thắt cơ rất cao. Bình thường, canxi sẽ phối hợp với một số nguyên tố khác kiểm soát xung điện trong cơ thể và giảm nguy cơ co giật. Một khi canxi bị thiếu hụt, vấn đề này trở nên khó kiểm soát và cân bằng hơn rất nhiều.
Rất nhiều bệnh nhân phản ánh rằng họ bị mất ngủ liên tục, chất lượng giấc ngủ rất kém. Đó là lý do vì sao chúng ta luôn cảm thấy mệt mỏi, không có đủ sức khỏe để bắt đầu một ngày mới và làm việc.
Nên làm gì để hạn nguy cơ thiếu canxi?
Chắc hẳn từ những thông tin trên, chúng ta cũng phần nào hiểu được tầm quan trọng của can.xi đối với cơ thể. Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất và hạn chế nguy cơ thiếu canxi, mọi người nên chủ động bổ sung đầy đủ khoáng chất này thông qua bữa ăn hàng ngày và một số thực phẩm chức năng.
Trong đó, bạn nên ưu tiên nạp vào cơ thể các loại thực phẩm có sẵn trong tự nhiên, ví dụ như hải sản: tôm, cua, các loại rau xanh, đặc biệt là sữa và các chế phẩm của chúng.
Bên cạnh đó, nếu không muốn rơi vào tình trạng rối loạn chuyển hóa canxi, chúng ta hãy dành một chút thời gian tập luyện thể dục thể thao. Điều đó vừa giúp cơ thể dẻo dai, vừa đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Thúy Nga

>> xem thêm

Bình luận(0)