Theo Trí thức trẻ, mướp là một loại cây thảo dạng dây leo. Lá mọc so le, dạng tim, có 5 – 7 thùy có răng. Hoa đơn tính, các hoa đực tập hợp thành chùm dạng chùy, các hoa cái mọc đơn độc. Quả dài 25 - 30cm hay hơn, rộng 6 - 8 cm, hình trụ thuôn, khi già thì khô, bên trong có nhiều xơ dai.
Cây mướp có rất nhiều công dụng từ hạt, hoa, vỏ quả, lá, dây và tua cuốn, đến rễ cây. Dưới đây là những tác dụng với sức khỏe của cây mướp:
Hạt mướp
Theo Sức khỏe & Đời sống, hạt mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt hoá đàm, nhuận táo, sát trùng,... Dưới đây là một số bài thuốc từ hạt mướp:
- Bổ gân xương, chữa tê mỏi: Một nắm hạt mướp, 2 nắm gạo, vài bộ chân gà ta, đem nấu nhừ thành cháo để ăn. Món này rất tốt cho người già, con trẻ yếu chân đi không vững.
|
Ảnh minh họa. |
- Ho nhiệt có đờm khó khạc: hạt mướp 10g đập dập, lá mướp 16g. Nấu lấy nước uống.
- Chữa phù thũng ở mặt, chân tay: nhân hạt giã, đốt cháy, tán nhỏ uống với ít rượu.
- Chữa ít sữa: hạt mướp 20g, thông thảo 8g, mộc thông 8g. Nấu với chân giò heo đen (khúc dưới chân trước) uống nước, ăn móng giò. Dùng nồi đất nấu. Sách nói “kiến hiệu lạ thường”…
- Tẩy giun sán: 40 - 50 hạt cho người lớn, trẻ em 30 hạt bỏ vỏ lấy nhân, ăn lúc đói hoặc giã nát uống với nước. Ngày 1 lần, trong 2 ngày.
Lá mướp
- Dùng để trị rổm sẩy, dị ứng, mụn trứng cá, giời leo, bỏng, nước ăn chân: Lá mướp tươi rửa sạch, vắt lấy nước nguyên hoặc nấu nước trong uống, ngoài bôi xoa để tắm.
- Trị viêm họng, họng sưng đau: Dùng 10-15g lá mướp sắc uống, hoặc lấy lá tươi, rửa sạch, thêm chút muối ăn, giã nát, vắt lấy nước uống, trị viêm họng, họng sưng đau.
Hoa mướp
Chữa phế nhiệt gây viêm mũi, ho đờm, chảy máu cam, mụn nhọt (trong uống ngoài đắp): lấy 10g hoa vào cốc, hãm nước thật sôi. Chắt nước cho mật ong hoặc đường phèn quấy đều, uống nóng. Bã đắp nhọt đầu đinh.
Quả mướp
Theo báo Pháp luật Online, trái mướp có chứa nhiều chất nhớt, có tác dụng làm mát, hỗ trợ tiêu hóa và kích thích tuyến sữa, tăng cường tuần hoàn máu.
Theo Đông y, mướp có vị ngọt, tính mát, thường được dùng chữa các bệnh như ho, suyễn nhiều đờm, viêm tiết niệu, mụn nhọt, táo bón.
Còn theo y học hiện đại, trái mướp có chứa nhiều nước, protit, lipit, glucid, xenlulo, canxi, photpho, sắt, beta carotene, các vitamin nhóm B như B1, B6, B2, vitamin C…rất tốt cho sức khỏe.
Vỏ quả mướp
Người già khí huyết hư, yếu gân xương, đàm trệ: Vỏ mướp 20g, khương hoạt 8g, đường mộc qua 8g, độc hoạt 8g. Nấu lấy nước uống thay trà, theo sách thì “rất hay”.
Xơ mướp
Món tưởng chỉ có thể tận dụng để rửa chén hóa ra lại có tác dụng không ngờ. Để chữa bệnh hen, dùng 20 gam xơ mướp xắt nhỏ, sao kỹ. Hạt rau đay quả dài 12 gam, giã nát, sao vàng. Trộn hai thứ này lại, sắc uống khi trời nóng. Dùng ngày 2 lần, mỗi đợt điều trị trong vòng 3 ngày.
Dây và tua cuốn
Viêm mũi mãn tính chảy nước đục vàng, mất khả năng ngửi: dây mướp 15g, cuống quả dưa hấu 30g thiêu tồn tính tán bột, trộn bột băng phiến 0,6g. Mỗi ngày hít ngửi 1 lần hoặc một đoạn dây mướp 1m gần gốc, thiêu tồn tính tán bột. Mỗi lần uống 5g với rượu ấm cho đến khi khỏi.
- Ho gà: lấy giây ép lấy nước, hòa mật ong hoặc đường phèn hấp uống.
- Viêm da thần kinh (do huyết nhiệt phong thịnh): thịt trai 30g, rau kim châm (hoa hiên) 15g, tua mướp 10g. Nấu canh ăn hàng ngày liền 1 tuần.
- Chữa máu mủ chân răng: dây hoặc tua khô đốt thành than tán mịn xoa xát vào chỗ tổn thương, ngậm một lúc rồi nhổ đi.
- Chữa nếp nhăn trên mặt: nước ép dây mướp 10ml, nước chanh 10ml, lòng trắng 1 quả trứng gà, mật ong vừa đủ đánh sủi bọt. Rửa mặt sạch rồi bôi hỗn dịch đó lên mặt, để khô rồi rửa mặt bằng nước sạch. Tuần 3 lần.
Mời quý độc giả xem video 7 thực phẩm càng ăn nhiều càng tốt (nguồn Youtube):