Bánh bao chó không thèm ra đời cách đây khoảng 150 năm, tức năm 1858. Người làm ra món ăn nổi tiếng này là một chàng trai có tên cúng cơm là “Cẩu Tử”. Chàng trai này đến Thiên Tân để học nấu ăn tại nhà họ Lưu vốn có nghề gia truyền làm bánh bao.Với khả năng trời phú, cộng với tinh thần ham học hỏi, nhanh nhẹn, chẳng bao lâu, Cẩu Tử đã học thành nghề và có thể mở một tiệm bánh bao, lấy tên là Đức Tụ.Bánh bao do Cẩu Tử làm có hương vị thơm ngon khiến quán ngày một đông khách, thậm chí khách đến ăn bánh bao đông quá khiến Cẩu Tử chỉ có thể luôn tay làm việc, thậm chí khách hỏi cũng không buồn trả lời.Chính vì thế, người ta thường đùa rằng: "Cẩu Tử mải bán bánh bao, chẳng thèm quan tâm đến khách hàng" và lâu dần gọi thành “Cẩu Bất Lý” nghĩa là “chó cũng không thèm”.Đây là một trong những món ăn nổi tiếng bởi sự tinh tế, nguyên liệu được chọn lựa cẩn thận, cách chế biến cầu kỳ. Mỗi một công đoạn đều đòi hỏi đầu bếp phải có tay nghề, khi nặn bánh cũng phải đạt yêu cầu về tiêu chuẩn kích thước, hình dáng chính xác.Bánh bao Cẩu Bất Lý dùng thịt lợn được chế biến cùng tỷ lệ nước thích hợp, rồi lấy xương sườn hoặc dạ dày hầm thành canh trong nhiều giờ để làm nước sốt. Sau đó, đầu bếp cho thêm dầu mè, xì dầu tự làm, gừng hành băm nhỏ và một số loại gia vị khác với lượng chính xác, trộn đều lên tạo thành hỗn hợp nhân bánh.Khâu làm vỏ bánh cũng cầu kỳ không kém. Bột mỳ lên men sau khi đã nhào kỹ và để nghỉ trong khoảng thời gian thích hợp được Cẩu Tử cán mỏng thành những hình tròn có đường kính 8,5cm rồi cho nhân vào và gói lại.Trong khi gói, anh liên tục dùng ngón tay nhào nặn tỉ mỉ và dùng lực tạo thành 18 nếp gấp đều nhau, đẹp tựa bông hoa cúc trắng, cuối cùng cho vào xửng hấp chín.Khi ra lò, mỗi chiếc bánh đều phải có đúng 18 nếp gấp đều và đối xứng nhau tạo thành bông hoa trắng muốt, bên trong vị ngọt thanh mà vẫn đậm đà, thơm mà không ngấy.Bánh bao Cẩu Bất Lý ở Thiên Tân (Trung Quốc) vẫn được lưu truyền đến ngày nay và giữ nguyên cái tên "chó cũng không thèm" khiến nhiều người cảm thấy thú vị. Ảnh: Sohu, Sina.Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.
Bánh bao chó không thèm ra đời cách đây khoảng 150 năm, tức năm 1858. Người làm ra món ăn nổi tiếng này là một chàng trai có tên cúng cơm là “Cẩu Tử”. Chàng trai này đến Thiên Tân để học nấu ăn tại nhà họ Lưu vốn có nghề gia truyền làm bánh bao.
Với khả năng trời phú, cộng với tinh thần ham học hỏi, nhanh nhẹn, chẳng bao lâu, Cẩu Tử đã học thành nghề và có thể mở một tiệm bánh bao, lấy tên là Đức Tụ.
Bánh bao do Cẩu Tử làm có hương vị thơm ngon khiến quán ngày một đông khách, thậm chí khách đến ăn bánh bao đông quá khiến Cẩu Tử chỉ có thể luôn tay làm việc, thậm chí khách hỏi cũng không buồn trả lời.
Chính vì thế, người ta thường đùa rằng: "Cẩu Tử mải bán bánh bao, chẳng thèm quan tâm đến khách hàng" và lâu dần gọi thành “Cẩu Bất Lý” nghĩa là “chó cũng không thèm”.
Đây là một trong những món ăn nổi tiếng bởi sự tinh tế, nguyên liệu được chọn lựa cẩn thận, cách chế biến cầu kỳ. Mỗi một công đoạn đều đòi hỏi đầu bếp phải có tay nghề, khi nặn bánh cũng phải đạt yêu cầu về tiêu chuẩn kích thước, hình dáng chính xác.
Bánh bao Cẩu Bất Lý dùng thịt lợn được chế biến cùng tỷ lệ nước thích hợp, rồi lấy xương sườn hoặc dạ dày hầm thành canh trong nhiều giờ để làm nước sốt. Sau đó, đầu bếp cho thêm dầu mè, xì dầu tự làm, gừng hành băm nhỏ và một số loại gia vị khác với lượng chính xác, trộn đều lên tạo thành hỗn hợp nhân bánh.
Khâu làm vỏ bánh cũng cầu kỳ không kém. Bột mỳ lên men sau khi đã nhào kỹ và để nghỉ trong khoảng thời gian thích hợp được Cẩu Tử cán mỏng thành những hình tròn có đường kính 8,5cm rồi cho nhân vào và gói lại.
Trong khi gói, anh liên tục dùng ngón tay nhào nặn tỉ mỉ và dùng lực tạo thành 18 nếp gấp đều nhau, đẹp tựa bông hoa cúc trắng, cuối cùng cho vào xửng hấp chín.
Khi ra lò, mỗi chiếc bánh đều phải có đúng 18 nếp gấp đều và đối xứng nhau tạo thành bông hoa trắng muốt, bên trong vị ngọt thanh mà vẫn đậm đà, thơm mà không ngấy.
Bánh bao Cẩu Bất Lý ở Thiên Tân (Trung Quốc) vẫn được lưu truyền đến ngày nay và giữ nguyên cái tên "chó cũng không thèm" khiến nhiều người cảm thấy thú vị. Ảnh: Sohu, Sina.
Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.