Căn bệnh mọi trẻ em đều mắc một lần trong đời

Google News

Thủy đậu là bệnh có thể tự khỏi nhưng ở một số trường hợp, nó có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Can benh moi tre em deu mac mot lan trong doi

Thủy đậu là bệnh mà hầu hết trẻ em đều mắc một lần trong đời. Ảnh: Freepik.

Varicella (thủy đậu) là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh do virus varicella-zoster (VZV) gây ra và ít nhất một lần trong đời chúng ta có thể mắc bệnh này. Sau lần lây nhiễm sơ cấp, VZV vẫn ở trong cơ thể (trong hạch thần kinh cảm giác) như bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn. Nhiễm VZV là nguyên nhân gây bệnh thủy đậu. Khi virus được kích hoạt, chúng dễ gây ra bệnh zona thần kinh.

Bệnh thủy đậu không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng đôi khi có thể gây ra các biến chứng.

Triệu chứng

Bệnh thủy đậu thường là gây ảnh hưởng đến trẻ em. Trước khi vaccine thủy đậu ra đời năm 1995, hầu hết người Mỹ đều mắc thủy đậu khi còn nhỏ. Ngày nay, một số người đã được tiêm phòng vẫn có thể mắc bệnh thủy đậu, bên cạnh những người chưa được tiêm phòng hoặc bị suy giảm miễn dịch.

Những người được tiêm phòng vẫn bị nhiễm bệnh có thể gặp các triệu chứng nhẹ hơn. Trường hợp này còn được gọi là bệnh thủy đậu đột phá. Triệu chứng nhiễm bệnh sẽ khác nhau theo từng giai đoạn.

Trước khi phát ban xuất hiện, trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, sốt kéo dài 3-5 ngày (39°C), kém ăn, đau nhức cơ, khớp. Ngoài ra, người bệnh cũng có triệu chứng giống cảm lạnh như ho, sổ mũi, kèm theo đau đầu.

Sau những triệu chứng này, cơ thể sẽ xuất hiện phát ban ngứa trên mặt, cơ thể hoặc bên trong miệng. Phát ban sẽ phát triển thành từng đốm và đôi khi cũng có thể xuất hiện trên mí mắt hoặc bộ phận sinh dục. Mức độ nghiêm trọng của phát ban có thể khác nhau.

Các nốt ban sẽ phát triển thành các mụn nước chứa đầy dịch và chuyển sang màu đục. Những vết phồng rộp này phải mất 3-5 ngày để hồi phục. Sau đó, các mụn nước sẽ đóng thành vảy. Những vảy này bong ra sau khoảng một tuần.

Trong một số trường hợp, trẻ có thể mắc thủy đậu nhiều lần, bao gồm:

  • Trẻ mắc thủy đậu lần đầu tiên từ rất sớm, đặc biệt khi trẻ chưa đến 6 tháng tuổi.
  • Bị nhiễm trùng nhẹ hoặc nhiễm khuẩn trong lần mắc đầu tiên.
  • Có một số vấn đề với hệ miễn dịch của trẻ.
  • Sau khi mắc thủy đậu lần một, hầu hết trẻ em đều được xem là đã có miễn dịch tự nhiên và không cần tiêm vaccine phòng ngừa. Tuy nhiên, bạn có thể cân nhắc để tiêm cho trẻ trong trường hợp nếu lúc đó trẻ còn rất bé và mới chỉ mắc nhẹ. Việc phòng ngừa này sẽ giữ cho trẻ không mắc phải thủy đậu lần hai.
  • Với những trẻ đã được tiêm phòng, nguy cơ mắc thủy đậu lần hai cũng giảm đi rất nhiều trong trường hợp phơi nhiễm với những người mắc thủy đậu.
  • Can benh moi tre em deu mac mot lan trong doi-Hinh-2

    Tiêm vaccine thủy đậu có thể ngăn ngừa tới 90%. Ảnh: iStock.

    Bệnh thường tự khỏi

    Virus varicella-zoster là loại rất dễ lây lan. Quá trình lây truyền xảy ra khi tiếp xúc trực tiếp giữa người với người qua ho, hắt hơi, đường hô hấp.

    VZV cũng có thể gây tình trạng khác được gọi là bệnh zona hoặc herpes zoster. Một người cũng có thể bị bệnh thủy đậu nếu họ tiếp xúc với chất dịch từ bệnh thủy đậu hoặc vết phồng rộp của ai đó mắc zona.

    Đây là bệnh không có cách chữa trị nhưng thường tự khỏi trong vòng 1-2 tuần mà không cần điều trị. Nếu có kê đơn thuốc, bác sĩ chủ yếu tập trung giảm bớt triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng của bệnh thủy đậu:

  • Thuốc giảm đau: Tylenol (acetaminophen) có thể giúp giảm sốt cao và đau khi người bệnh bị thủy đậu. Nhưng bệnh nhân cần lưu ý tuân thủ theo kê đơn của bác sĩ. Chúng ta không nên sử dụng các sản phẩm chứa aspirin để điều trị bệnh thủy đậu. Nó có thể dẫn đến các biến chứng. Ngoài ra, người bệnh không nên uống ibuprofen vì có thể làm tăng nguy cơ bị viêm họng do liên cầu khuẩn.
  • Tránh mất nước: Đây là một trong các biến chứng dễ gặp ở người mắc thủy đậu. Do đó, bác sĩ sẽ thường kê thêm sản phẩm bù nước và khuyến cáo uống đủ nước.
  • Giảm ngứa: Tình trạng ngứa có thể trở nên nghiêm trọng, nhưng nếu không cẩn thận có thể gây sẹo. Một số người có thể được kê thuốc mỡ bôi ngoài da, tắm nước mát.
  • Để ngăn ngừa để lại sẹo sau thủy đậu, chúng ta nên giữ móng tay sạch sẽ và càng ngắn càng tốt, đeo găng tay, tất tay khi trẻ đi ngủ để tránh trẻ gãi vào ban đêm, gây sứt da, mặc quần áo rộng.

    Không có cách chữa khỏi bệnh thủy đậu nhưng chúng ta có thể tiêm vaccine để phòng ngừa lên tới 90%.

    Mọi người nên tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh thủy đậu, tránh dùng chung đồ vật với họ, cách ly bất kỳ thành viên nào trong gia đình và khử trùng các bề mặt mà người bị nhiễm bệnh có thể đã chạm vào.

    Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những con người vượt qua bệnh tật và những trang sách yêu mến cuộc sống ở tuyển tập sách của Zing.

    Theo Thiên Nhan/Zingnews

    >> xem thêm

    Bình luận(0)